Thị xã Nghi Sơn khoanh vùng khống chế kịp thời dịch sốt xuất huyết
Từ cuối tháng 6/2022 đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết ở thị xã Nghi Sơn tăng nhanh. Trên địa bàn đã xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên tại phường Hải Thanh. Tuy nhiên, do triển khai kịp thời các biện pháp khoanh vùng, khống chế dịch nên bệnh đã được kiểm soát, không lây lan rộng.
Ngay sau khi phát hiện ca mắc sốt xuất huyết nội địa đầu tiên có địa chỉ ở phố Quang Minh, phường Hải Thanh, Trung tâm Y tế thị xã Nghi Sơn đã tiến hành điều tra, giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết. Đồng thời, phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch phường Hải Thanh huy động lực lượng khẩn trương tổng vệ sinh môi trường, làm thuỷ vực, phun hoá chất diệt muỗi.

Tăng cường tuyên truyền để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch tại gia đình. Nhờ triển khai kịp thời các biện pháp khoanh vùng, khống chế nên dịch bệnh không lây lan rộng. Sau hơn 1 tuần, dịch bệnh đã được khống chế. Tổng số ca mắc tại ổ dịch này tính đến ngày 28/7/2022 là 9 bệnh nhân tại 3 khu phố. Đến nay, đã 14 ngày liên tiếp ổ dịch này không ghi nhận ca mắc mới.
Chỉ tính từ đầu tháng 7/2022 đến nay, thị xã Nghi Sơn đã ghi nhận 17 ca mắc sốt xuất huyết tại 8 xã, phường; trong đó có 11 ca nội địa. Ngoài phường Hải Thanh, có 2 phường khác ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết nôi địa là: Nguyên Bình và Tĩnh Hải. Do phát hiện sớm ca bệnh và triển khai nhanh các giải pháp khoanh vùng, dập dịch nên tại các địa phương này không có sự lây lan thứ phát.
Tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thị xã Nghi Sơn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, với thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay, cùng với mầm bệnh sốt xuất huyết đã lưu hành tại địa phương thì nguy cơ dịch bệnh bùng phát tại thị xã Nghi Sơn là rất lớn. Sự giao thương thường xuyên giữa Nghi Sơn với các tỉnh, thành phố khác cũng là nguy cơ khiến dịch bệnh có thể xâm nhập và lây lan. Do đó, ngành y tế thị xã Nghi Sơn đang tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát véc tơ truyền bệnh, phát hiện sớm ca bệnh mắc hoặc nghi mắc sốt xuất huyết để xử lý kịp thời. Cùng với nỗ lực của ngành y tế và chính quyền địa phương thì mỗi người dân phải chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch được khuyến cáo.


Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa lần đầu tiên phẫu thuật nội soi u phổi
Dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện K, lần đầu tiên Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện ca phẫu thuật loại bỏ u phổi cho bệnh nhân bằng phương pháp nội soi. Đây là một kỹ thuật khó, hiện rất ít bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước thực hiện được.

Thanh Hóa: Gần 21.000 liều vắc xin được phân bổ để tiêm chiến dịch phòng sởi
Số ca mắc sởi đang gia tăng mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Để kiểm soát, khống chế dịch bệnh, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các địa phương tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi. Thanh Hóa đã tiếp nhận và phân bổ gần 21.000 liều vắc xin phòng sởi cho Trung tâm Y tế các huyện, thành phố, thị xã, để tổ chức tiêm chiến dịch.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.