Thị xã Nghi Sơn tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội
Thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, trong 10 năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn thị xã Nghi Sơn đã và đang phát huy hiệu quả, giúp người dân có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Gia đình bà Hoàng Thị Doanh, ở phường Xuân Lâm, thị xã Nghi Sơn là một trong những hộ đã thoát nghèo nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội. Bà Doanh chia sẻ, trước đây do không có việc làm ổn định nên cuộc sống của gia đình gặp nhiều khó khăn. Được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét và tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình bà đã được vay 100 triệu đồng để đầu tư nuôi tôm quảng canh. Nhờ chăm chỉ làm ăn, đến nay gia đình bà đã có 3 ao nuôi, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Thực hiện Chỉ thị 40 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, 10 năm qua, thị xã Nghi Sơn đã cân đối nguồn ngân sách địa phương hơn 10 tỷ đồng, uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho hoạt động tín dụng chính sách; chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội làm tốt công tác tuyên truyền các chương trình tín dụng chính sách đến người dân.
Bà Nguyễn Thị Thuý, Tổ dân phố Tân Hoà, phường Hải Hoà, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Gia đình tôi có 2 con học đại học, nhờ chính quyền địa phương bình xét hộ có mức sống trung bình và được vay vốn học sinh sinh viên, nhờ nguồn vốn đó mà con tôi có điều kiện bước tiếp con đường đại học". Ông Trịnh Xuân Phú, Bí thư Thị uỷ Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá cũng cho biết: "Thị xã Nghi Sơn thực hiện tín dụng chính sách xã hội theo hướng ổn định, bền vững, đúng đối tượng, gắn kết thực hiện tín dụng chính sách với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, tiếp tục kiện toàn củng cố ban đại diện Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách đảm bảo hoạt động hiệu lực hiệu quả".

Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn thị xã Nghi Sơn đạt hơn 820 tỷ đồng với hơn 14.000 khách hàng vay vốn. Thực tiễn qua 10 năm triển khai Chỉ thị 40 cho thấy: tín dụng chính sách đã trở thành trụ cột quan trọng giúp nâng cao đời sống cho người dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương xuống còn 2,06%. Đây sẽ là cơ sở để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Nghi Sơn quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội cho cả nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.

Tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng
Giá vé máy bay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng so với ngày thường. Do vậy, nhiều người dân đã chuyển hướng di chuyển bằng ô tô, tàu lửa và đặt tour theo nhóm để tiết kiệm chi phí.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.