Thiếu chip bán dẫn, toàn ngành ô tô điêu đứng
Công ty dữ liệu IHS Markit cho biết sự thiếu hụt chip bán dẫn tự động có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất gần 1 triệu xe hạng nhẹ trên toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2021.
Sự ảnh hưởng này cao hơn đáng kể so với con số 672.000 xe bị ảnh hưởng mà IHS Markit đưa ra trong dự báo trước đó, vào hôm 3/2. Các chuyên gia của IHS Markit cho biết, họ vẫn kỳ vọng phần lớn sản lượng ô tô có thể được phục hồi trong thời gian còn lại của năm 2021.
"Ở giai đoạn này, chúng tôi dự đoán khoảng một triệu xe sẽ bị trì hoãn sản xuất trong quý đầu tiên, nhưng vẫn kỳ vọng ngành công nghiệp ô tô sẽ phục hồi vào cuối năm. Mức sản lượng dự kiến của cả năm là 84,6 triệu xe hiện chưa phải đối mặt với quá nhiều rủi ro vào thời điểm này. Tuy nhiên, tình hình vẫn có thể thay đổi và chúng tôi đang tiếp tục theo dõi." - ông Mark Fulthorpe, Giám đốc điều hành mảng Sản xuất xe hạng nhẹ toàn cầu tại IHS Markit cho biết.
Kể từ cuối năm 2020, nguồn cung ứng chất bán dẫn cho các nhà máy sản xuất ô tô đã có nguy cơ gián đoạn. Áp lực nguồn cung đã liên tục gia tăng khi ngành sản xuất xe hơi dần phục hồi sau các đợt đóng cửa trên diện rộng vì dịch bệnh Covid-19 trong nửa đầu năm ngoái. Chu kỳ phục hồi này đã xung đột với nhu cầu chất bán dẫn ngày càng gia tăng từ lĩnh vực điện tử tiêu dùng và hoạt động tích trữ nguyên vật liệu của các nhà sản xuất để chuẩn bị cho các kỳ nghỉ lễ cuối năm.
Do đó, các nhà sản xuất ô tô đang phải đối mặt với sự gián đoạn nguồn cung chất bán dẫn ngày càng gia tăng trong quý đầu năm. Theo IHS Markit, tình trạng này đang diễn ra tại hầu hết các khu vực trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản.
Thông thường, việc cung ứng chất bán dẫn cho bộ vi điều khiển (MCU) sẽ phải mất từ 12 đến 16 tuần kể từ khi đặt hàng cho tới khi giao hàng. Vấn đề thiếu hụt nguồn cung đang khiến quãng thời gian này tăng gần gấp đôi, lên 26 tuần. IHS Markit kỳ vọng, tình hình sẽ được cải thiện vào khoảng thời gian cuối tháng Ba, tuy nhiên, chuỗi cung ứng vẫn sẽ tiếp tục phải đối mặt với một số hạn chế cho tới quý III/2021. Các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) có nhiều hàng tồn kho hơn, có thể ít bị ảnh hưởng hơn so với các doanh nghiệp khác.
Mặc dù tình trạng thiếu hụt hiện tại được dự đoán sẽ chỉ giới hạn trong năm 2021, nó đã làm dấy lên những lo ngại về chuỗi cung ứng ở nhiều khu vực trên thế giới. Cả Liên minh châu Âu (EU) và chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đều đang xem xét các biện pháp nhằm giải quyết sự thiếu hụt và giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ châu Á bằng cách tăng cường sản xuất nội địa.
Một loạt nhà sản xuất ô tô đã thừa nhận sản xuất bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu chip bán dẫn; trong đó có Fiat Chrysler, Ford, GM, Honda, Toyota và Volkswagen...
Lạc Diệp/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại những tháng cuối năm
Bước vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng mạnh. Đây cũng là thời điểm các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả diễn biến phức tạp nhất trong năm. Do vậy, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và bình ổn thị trường.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay
Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (14/11) được điều chỉnh giảm. Trong đó, giá xăng RON 95 hạ về mức 20.600 đồng/lít.
Giá gạo Việt Nam xuất khẩu cao nhất khu vực
Giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đang được giao dịch cao nhất trong khu vực, ở mức từ 520 - 525 USD/tấn.
Dành 405 nghìn tỷ đồng để cho vay mới sau bão số 3
Thông tin tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết đến nay đã có 35 tổ chức tín dụng công bố các gói tín dụng cho vay mới đối với doanh nghiệp và người dân chịu tác động của bão số 3 với lãi suất ưu đãi hơn. Tổng giá trị các gói tín dụng là 405 nghìn tỷ đồng.
Thúc đẩy tiêu thụ qua chương trình Online Friday 2024
Từ 0 giờ ngày 29/11, chương trình ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ chính thức diễn ra với hàng nghìn sản phẩm giảm giá. Đây không chỉ là cơ hội tuyệt vời để người tiêu dùng mua sắm các sản phẩm chính hãng từ doanh nghiệp Việt Nam mà còn là dịp giúp các doanh nghiệp nội địa phát triển bền vững trên thị trường thương mại điện tử.
Phát triển con nuôi đặc sản theo nhu cầu thị trường
Nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, phát triển nuôi các loại con đặc sản. Nhờ phát triển đối tượng nuôi đúng hướng, theo quy hoạch và nhu cầu thị trường nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Bình ổn giá cả thị trường hàng hoá cuối năm
Những tháng cuối năm, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao cũng là thời điểm dễ phát sinh nguy cơ sốt hàng, tăng giá trên thị trường. Do đó, các ngành, đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang tập trung nhiều giải pháp nhằm bình ổn nguồn cung và giá cả hàng hoá trên thị trường.
Ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%
So với năm 2023, ngành thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 18%, tốc độ nhanh thứ 3 khu vực sau Philippines (23%) và Thái Lan (19%).
Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD
Giá cao su tăng cao, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD, tăng 200 - 400 triệu USD so với năm 2023.
Nhập khẩu thịt lợn có xu hướng tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay
Giá lợn hơi ở mức ổn định 60.000 - 70.000 đồng/kg, nguồn cung thịt lợn trong nước không cao khiến lượng nhập khẩu thịt heo tăng trở lại từ tháng 5/2024 đến nay.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.