Thiệu Hóa nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư
Những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã tập trung nhiều giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển tiểm năng, thế mạnh sẵn có, thu hút nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, nước ngoài tới đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Nông nghiệp được xem là thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện Thiệu Hóa. Đến thời điểm này, Thiệu Hóa đã có 750 ha mô hình tích tụ, tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp. Huyện cũng đã hình thành một số mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao như: Mô hình sản xuất lúa gạo thương phẩm chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP, liên kết theo chuỗi giá trị tại thị trấn Thiệu Hóa, xã Thiệu Phúc; mô hình sản xuất rau an toàn tập trung với diện tích gần 42ha và gần 11 ha nhà màng. Đặc biệt, Thiệu Hóa đã thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn thực hiện liên kết, bao tiêu sản phẩm cho người dân như: Công ty TNHH Thực phẩm công nghệ cao Tâm Phú Hưng, Công ty TNHH lương thực Thuần Dũng…


Trịnh Đức Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Trịnh Đức Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Với doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ cao, chúng tôi tạo điều kiện về mặt bằng, khung pháp lý. Khuyến khích tổ chức cá nhân có đầu tư vào nông nghiệp, nhất là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao".
Ông Trịnh Đình Chiến, Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty TNHH thực phẩm công nghệ cao Tâm Phú Hưng, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Công ty Tâm Phú Hưng được hình thành từ 2020, công ty lựa chọn nhiều địa điểm và quyết định đầu tư tại đây bởi nhận thấy Khu vực Thiệu Hóa có giao thông thuận lợi, nguồn liệu dồi dào, có nhiều xã, huyện lân cân, đáp ứng nhu cầu về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nguồn lúa gạo. Từ năm 2020, cứ 1 năm công ty thu mua 10-15 ngàn tấn cho bà con. Phấn đầu 2023, chúng tôi sẽ xuất khẩu sang thị trường châu Âu".

Cùng với trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi của Thiệu Hóa cũng có những chuyển biến rõ nét về quy mô, tổ chức sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vốn, ứng dụng khoa học công nghệ- kỹ thuật như: nuôi trong chuồng kín, nuôi sàn, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm nhờ bộ phận làm mát, chủ động xử lý chất thải và kiểm soát dịch bệnh.v.v…Đến nay, Thiệu Hóa có 10 trang trại, gia trại áp dụng công nghệ tự động hóa, bán tự động trong chăn nuôi quy mô công nghiệp.

Ông Bùi Ngọc Anh, Trưởng Trại chăn nuôi tập trung heo Thiệu Phú- Công ty Cổ phần nông sản Phú Gia, Thanh Hóa
Ông Bùi Ngọc Anh, Trưởng Trại chăn nuôi tập trung heo Thiệu Phú- Công ty Cổ phần nông sản Phú Gia, Thanh Hóa chia sẻ: "Công ty Cổ phần nông sản Phú Gia quyết định đầu tư trại heo tại Thiệu Phú, Thiệu Hóa nhận thấy giao thông thuận lợi, chính sách ưu đãi của huyện, của xã ưu tiên cho các nhà đâò tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi về an ninh, môi trường , chế độ bảo hộ cho chúng tôi yên tâm phát triển. Sau 1 thời gian đầu tư, hiện tại, trang trại có quy mô là hơn 200 con nái, hơn 2 ngàn lợn thịt, hàng tháng xuất ra thị trường 250 lợn thịt. Hiện trang trại có 15 lao động, thu nhập 7-8 triệu đồng".
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Thiệu Hoá đưa ra nhiệm vụ quan trọng là thu hút đầu tư, phát triển kinh tế trên địa bàn. Theo đó, huyện tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và các doanh nghiệp vào địa bàn. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính; ký cam kết với các nhà đầu tư về thời gian, tiến độ giải phóng mặt bằng sau khi dự án có quyết định chủ trương đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng trong huyện và các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh. Nhờ những giải pháp đồng bộ và tích cực, đến nay, trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã có 53 dự án đầu tư trực tiếp với diện tích sử dụng đất gần 218 ha, tổng số vốn đầu tư là gần 2.130 tỷ đồng. Tiêu biểu như các dự án: Cụm công nghiệp Vạn Hà, Cụm công nghiệp số 2 Vạn Hà, Dự án Nhà máy sản xuất, gia công giầy dép xuất xuất khẩu ALIVIA, Dự án May Thiệu Đô, dự án Khu dịch vụ - thương mại xã Thiệu Đô, Khu trung tâm thương mại và Trường trung cấp nghề Hưng Đô, Siêu thị The City… Các dự án đầu tư trực tiếp trên địa bàn huyện Thiệu Hóa chủ yếu thuộc các lĩnh vực: Thương mại dịch vụ, vật liệu xây dựng, dệt may, nhà máy nước sạch, xăng dầu, chế biến lương thực, thực phẩm và giáo dục.

Ông Lê Nho Thắng, Giám đốc xưởng Vest Công ty TNHH Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa cho biết: "Tỉnh Thanh Hóa và huyện Thiệu Hóa nói chông ty quyết định đầu tư bởi nguồn nhân lực dồi dào, tay nghề coa. Tính đến hiện nay, công ty có 1.200 lao động, thuận lợi có sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương. Đi vào hoạt động được hơn 10 năm, tới đây sẽ mở thêm dây truyền".

Ông Hoàng Trọng Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Hoàng Trọng Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Từ 2020 đến nay có nhiều nhà đầu tư vào Thiệu Hóa. Tiêu biểu có tập đoàn Hoa Lợi của Đài Loan…Thời gian tới, trên cơ sở các quy hoạch đã được quy hoạch, chúng tối các kêu gọi thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt. Tinh thần đòng hành cùng doanh nghiệp và các nhà đầu tư, cam kết về mặt bằng đúng thời hạn, cơ chế chính sách, thủ tục pháp lý để sớm hình thành các cụm công nghiệp, khu công nghiệp để phát triển huyện theo định hướng tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo".
Có thể khẳng định, việc đẩy mạnh thu hút đầu tư đã tác động tích cực, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện Thiệu Hóa phát triển nhanh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế; đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động, nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp
Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.