ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Tình trạng thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng đang diễn ra trầm trọng tại Thanh Hoá cũng như các tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi tiêm chủng không khỏi lo lắng vì liên tục phải hoãn lịch tiêm cho trẻ do thiếu vắc xin.

Thuỳ Dung – Cao Tùng

11/06/2023 19:44

Tại Thanh Hoá, việc thiếu vắc xin 5 trong 1 xảy ra từ cuối năm 2022 và từ tháng 2/2023 thì vắc xin này đã không có. Đối với vắc xin 3 trong 1 thì bị gián đoạn cung ứng từ tháng 3/2023 đến nay. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá, hiện nay,  toàn tỉnh đang thiếu hơn 81.000 liều vắc xin DPT-VGB-Hib (5 trong 1) và hơn 64.000 liều vắc xin  DPT (3 trong 1) phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván để tiêm cho trẻ.

Thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.- Ảnh 1.

Đã gần 9 tháng tuổi nhưng cháu bé này mới chỉ được tiêm 1 liều vắc xin DPT-VGB-Hib (hay còn gọi là vắc xin 5 trong 1) phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Lịch tiêm vắc xin của bé bị gián đoạn từ tháng 2/2023 đến nay do không có vắc xin.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân tham gia tiêm chủng "đúng lịch, không trì hoãn, không chậm trễ". Thế nhưng việc thiếu vắc xin hiện nay lại khiến việc tiêm chủng theo lứa tuổi không kịp thời, người dân buộc phải bỏ tiền tiêm vắc xin dịch vụ hoặc bỏ, trì hoãn tiêm, ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực nâng cao tỉ lệ bao phủ vắc xin phòng bệnh cho trẻ em, tạo cơ hội cho các dịch bệnh đã bị đẩy lùi quay trở lại. Theo Ông Nguyễn Bá Hùng Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá thì không có vắc xin khiến việc tiêm chủng không đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến tỷ lệ bao phủ vắc xin, không đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ, nguy cơ dịch bệnh bùng phát…

Thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.- Ảnh 2.

Ngành y tế cho biết, nguyên nhân của tình trạng thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng là do từ năm 2023, việc mua vắc xin được chuyển đổi từ chương trình mục tiêu y tế dân số thành nhiệm vụ chi thường xuyên cho các địa phương. Các tỉnh, thành phố thực hiện việc mua vắc xin.

Thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.- Ảnh 3.

Ông Lê Thiên Phú, Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá

Ông Lê Thiên Phú, Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá: "Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá kiến nghị, đề xuất các giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu vắc xin. Yêu cầu Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố rà soát, quản lý đối tượng, tuyên truyền cho người dân".

Tuy nhiên, hiện nay các địa phương trên toàn quốc đang vướng mắc và lúng túng trong thủ tục đấu thầu, tổ chức thực hiện mua vắc xin. Trước thực trạng trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã yêu cầu Bộ Y tế căn cứ các hướng dẫn của Chính phủ áp dụng mua sắm vắc xin cho tiêm chủng mở rộng cấp bách với hình thức chỉ định thầu, đấu thầu, đàm phán giá, đặt hàng; đồng thời triển khai các giải pháp phù hợp để kịp thời khắc phục ngay tình trạng thiếu vắc xin trước ngày 24/6/2023.

Nguồn: Bản tin Thời sự tối 11/6

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Nhiều người mắc cúm A có diễn biến nặng từ các bệnh lý nền

Nhiều người mắc cúm A có diễn biến nặng từ các bệnh lý nền

06:15 , 17/02/2025

Theo Bộ Y tế, số ca mắc cúm hiện nay đang tăng nhẹ, chủ yếu do virus cúm A/H3N2, H1N1 và cúm B. Dù phần lớn các ca bệnh ở mức độ nhẹ, các bác sĩ vẫn cảnh báo nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi và người mắc bệnh nền cần đặc biệt thận trọng.

Nhiều bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi nặng

Nhiều bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi nặng

20:15 , 16/02/2025

Sau Tết Nguyên đán, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh lý về phổi tại Bệnh viện Phổi Thanh Hoá tăng cao, trong đó có nhiều bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Theo các bác sĩ, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đảm bảo đủ thuốc điều trị cúm

Đảm bảo đủ thuốc điều trị cúm

08:48 , 16/02/2025

Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình hình bệnh cúm có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở phía Bắc, nên nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm, đặc biệt là thuốc kháng virus, có xu hướng gia tăng. Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm.

Xử nghiêm việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc

Xử nghiêm việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc

09:27 , 14/02/2025

Ngày 12/2, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Việt Nam đang tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân

Việt Nam đang tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân

09:31 , 13/02/2025

Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tỷ lệ và số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh, tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân.

Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025

Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025

08:48 , 13/02/2025

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025.

Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp

15:18 , 12/02/2025

Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Công văn số 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Hơn 1 triệu người Việt nhiễm sán

Hơn 1 triệu người Việt nhiễm sán

08:00 , 12/02/2025

Theo Đại diện Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương: Tại Việt Nam có khoảng 1 triệu người nhiễm sán lá gan do ăn cá làm gỏi, muối hoặc chưa nấu chín và hàng trăm nghìn trường hợp mắc các bệnh giun sán khác.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp

Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp

08:00 , 12/02/2025

Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm tăng cao làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp.

Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết giá  rét

Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết giá rét

23:08 , 11/02/2025

Thanh Hóa đang trong đợt rét đậm, nền nhiệt độ thấp nhất trong đợt lạnh này phổ biến từ 9 - 14 độ C. Nhiệt độ xuống thấp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, người dân cần biết cách giữ ấm và phòng, chống rét cho bản thân và gia đình.