Thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá, hiện nay, tình trạng thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng diễn ra trên cả nước, trong đó có Thanh Hoá. Việc gián đoạn cung ứng vắc xin khiến cho tỷ lệ bao phủ các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng của tỉnh ở mức thấp, không bảo đảm miễn dịch cộng đồng và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là đối với trẻ em.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, tại Thanh Hoá, từ năm 2023 đến nay, nhiều loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng bị gián đoạn cung ứng, khiến tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi tính đến hết tháng 3 năm 2024 chỉ đạt 20%; chỉ 15,7% trẻ em được tiêm vắc xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh; tỷ lệ tiêm đủ 3 mũi vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib chỉ đạt 18,3%; tỷ lệ tiêm vắc xin Sởi cho đối tượng trẻ 9 -12 tháng đạt 22,8%.

Gần 4 tháng tuổi, em bé này ở huyện Quảng Xương được gia đình đưa đến Phòng tiêm chủng của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh để tiêm vaccine dịch vụ 6 trong 1 thay thế vắc xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Nguyên nhân là do từ đầu năm đến nay, tại địa phương không có loại vaccine 5 trong 1 để tiêm cho trẻ, nên gia đình đã chủ động đưa con đi tiêm dịch vụ để phòng bệnh.
Tình trạng thiếu vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tiếp tục diễn ra trong những tháng đầu năm 2024, đặc biệt thiếu trầm trọng 2 loại vắc xin 5 trong 1 cho cho trẻ dưới 1 tuổi và vắc xin phòng bại liệt IPV. Hiện nay, toàn tỉnh đang thiếu khoảng 10.000 liều vắc xin 5 trong 1 và khoảng 17.000 liều vắc xin phòng bại liệt IPV.

Thạc sỹ Lê Thiên Phú, Phó Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá
Thạc sỹ Lê Thiên Phú, Phó Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Việc thiếu hụt vắc xin làm mất cơ hội tiếp cận sớm vắc xin đối với trẻ em, hậu quả dẫn đến là giảm tỷ lệ tiêm chủng, chỉ tiêu tiêm chủng toàn tỉnh không đạt, giảm tỷ lệ suy giảm miễn dịch và tiềm ẩn nguy cơ rất lớn các bệnh truyền nhiễm các bệnh có thể truyền nhiễm bùng phát trở lại".
Theo khuyến cáo, vắc xin 5 trong 1 đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất khi trẻ được tiêm đủ 3 liều cơ bản khi tròn 4 tháng tuổi và tiêm liều nhắc lại khi trẻ được 16 đến 18 tháng tuổi. Tình trạng thiếu vắc xin khiến việc tiêm chủng theo lứa tuổi không kịp thời, người dân buộc phải bỏ tiền tiêm vắc xin dịch vụ hoặc bỏ, trì hoãn tiêm, ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực nâng cao tỉ lệ bao phủ vắc xin phòng bệnh cho trẻ em, tạo cơ hội cho các dịch bệnh đã bị đẩy lùi quay trở lại.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 5 trường hợp mắc ho gà, 17 trường hợp mắc sởi sau nhiều năm liên tục không có ca mắc.

Bác sỹ đa khoa Lê Thị Quế, Trạm trưởng Trạm y tế thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Bác sỹ đa khoa Lê Thị Quế, Trạm trưởng Trạm y tế thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Tại Như Xuân, không chỉ thị trấn mà tất cả các địa phương đều thiếu vắc xin. Việc thiếu vắc xin gây ra khó khăn trong việc tiêm chủng cho trẻ trong độ tuổi, có mũi 1 không có mũi 2, có trẻ không có mũi nào. Để chuyển sang tiêm dịch vụ liên quan đến kinh phí thì đối với người dân miền núi rất khó khăn để có thể tiêm được".
Chương trình tiêm chủng mở rộng phòng các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan thành dịch cho trẻ dưới 5 tuổi là chương trình mục tiêu y tế quốc gia có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: thời gian tới Thanh Hoá sẽ được phân bổ trở lại các loại vắc xin còn thiếu. Trung tâm sẽ phối với các địa phương triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên, tiêm bổ sung, tiêm bù, tiêm vét các loại vắc xin bị thiếu bảo đảm an toàn, hiệu quả; đồng thời khuyến cáo phụ huynh nên theo dõi lịch tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng để đưa trẻ đi tiêm bù, tiêm vét ngay khi có vắc xin.

Bác sĩ phải thi đánh giá năng lực hành nghề từ năm 2027
Hội đồng Y khoa Quốc gia sẽ kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh đối với các bác sĩ trên toàn quốc từ ngày 1/1/2027. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Ủy viên Hội đồng Y khoa Quốc gia nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, có hiện tượng làm giả bệnh án tâm thần nhằm trục lợi hoặc giúp các đối tượng phạm tội trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý toàn hệ thống. Người đứng đầu đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra sai phạm.

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025
Bản tin Sức khỏe 28/6/2025 có những nội dung chính sau: - Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần - Thanh Hoá có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử - Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khoẻ tham gia hiến máu

Bệnh sốt xuất huyết không còn xảy ra theo chu kỳ
Các chuyên gia y tế khuyến cáo Bệnh sốt xuất huyết không còn bùng phát dịch theo chu kỳ 5 năm/lần. Hiện nay, bệnh xảy ra quanh năm và diễn biến ngày càng khó lường. Vì vậy, rất cần các giải pháp tổng thể, thống nhất và bền bỉ thì chiến lược kiểm soát dịch mới thực sự phát huy hiệu quả lâu dài.

Bản tin Sức khỏe 26/6: Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Bản tin Sức khỏe 26/6/2025 có những nội dung chính sau: - 12 trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế dù khám đúng tuyến - Dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng - Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh trong dịp hè
Thông tin từ Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, tình trạng thiếu máu cho cấp cứu, điều trị bệnh đang diễn ra trầm trọng.

Thanh Hoá: Có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử
Vừa có thêm 4 bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được hội đồng chuyên môn đánh giá đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử. Như vậy, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh đã có 20 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử.

Trẻ hoá bệnh nhân suy thận
Nếu như trước đây, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người trên 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người độ tuổi từ 18-35 tuổi mắc bệnh chiếm đến 25%. Do diến biến của bệnh âm thầm nên đa số người trẻ tuổi phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn nặng.

Khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ
Mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong và sau lụt bão, mưa lũ, Bộ Y tế khuyến cáo về biện pháp phòng, chống dịch bệnh trước, trong mưa lũ.

Thu hồi toàn quốc lô thuốc Alfachim 4.2 do không đạt chất lượng
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu thu hồi toàn quốc lô đối với lô thuốc viên nén Alfachim 4.2, sản xuất ngày 01/6/2024, hạn dùng 01/6/2026, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long sản xuất do vi phạm chỉ tiêu định lượng. Cục đồng thời cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.