Thịt đỏ - ăn bao nhiêu thì tốt cho sức khỏe?
Ăn quá nhiều thịt đỏ là yếu tố nguy cơ của một số bệnh như mỡ máu cao, tim mạch, ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.
Theo kết quả các cuộc tổng điều tra về dinh dưỡng, mức tiêu thụ thịt nói chung và thịt đỏ nói riêng có sự gia tăng mạnh mẽ trong một vài thập kỷ gần đây. Nếu như mức tiêu thụ thịt (các loại) bình quân một người/ngày là 51g/ngày (năm 2000) và 84g/ngày (năm 2010) và năm 2020 thì mức tiêu thụ đạt 134,5g/ngày.
Người dân khu vực thành thị có mức tiêu thụ thịt cao hơn khu vực nông thôn. Mức tiêu thụ thịt đỏ bình quân đầu người là 95,5g/người/ngày (năm 2020) và ở khu vực thành thị là 116,9 g/ngày, mức tiêu thụ này của người dân thành thị đã cao hơn so với nhu cầu khuyến nghị về mức tiêu thụ thịt đỏ nhiều hơn.
![]() |
Thịt đỏ là thịt gì?
Theo định nghĩa của Hội phòng chống ung thư quốc tế và Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ, thịt đỏ là thịt của các loài động vật có vú, sở dĩ gọi là thịt đỏ vì chúng chứa nhiều myoglobin - một loại protein giúp liên kết các nguyên tố sắt và vận chuyển oxy trong máu. Ngoài ra, thịt đỏ sẽ có màu đỏ khi tươi sống, còn khi chế biến thịt có màu nâu. Một cách hiểu đơn giản hơn, thịt đỏ là thịt của các loại gia súc, có màu đỏ khi tươi sống. Trong bữa ăn của chúng ta các loại thịt đỏ được sử dụng nhiều thường là thịt lợn, thịt bò, thịt bê, thịt dê, thịt cừu, thịt thỏ…
Giá trị dinh dưỡng của thịt đỏ
Trước hết, phải khẳng định rằng thịt đỏ là nguồn cung cấp protein động vật quan trọng. Trong 100g thịt lợn nạc có 19g protein, hay trong 100g thịt bò có 21g protein - đáp ứng xấp xỉ 30% nhu cầu protein trong ngày của một người trưởng thành.
Bên cạnh đó, thịt đỏ rất giàu các loại vi khoáng chất như sắt, kẽm, vitamin B12. Theo Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam thì 100g thịt bò thăn nạc cung cấp 1,6g sắt và 4,05g kẽm, khoảng 1mcg B12. Trong 100g thịt lợn có khoảng 1g sắt và 2,5g kẽm, và 0,84 mcg B12. Hàm lượng này là cao so với các thực phẩm khác.
Sử dụng nhiều thịt đỏ, nguy cơ của nhiều bệnh
Mức tiêu thụ cân đối và hợp lý các loại thực phẩm nói chung và đặc biệt là thịt đỏ nói riêng là chìa khóa để duy trì và nâng cao sức khỏe. Ăn quá nhiều thịt đỏ là yếu tố nguy cơ của một số bệnh như mỡ máu cao, tim mạch, ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Đây là kết luận của Quỹ phòng chống ung thư quốc tế dựa trên việc tổng hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nghiên cứu về tiêu thụ thịt đỏ và thịt chế biến sẵn trên các nước và các dân tộc khác nhau.
Như vậy, để cân bằng giữa lợi ích của việc ăn thịt đỏ (nguồn cung cấp protein và vi chất dồi dào) với những nguy cơ đối với sức khỏe (các bệnh không lây nhiễm và ung thư) cần có những hướng dẫn cụ thể về lượng tiêu thụ hợp lý.
Sử dụng thịt đỏ thế nào để duy trì, nâng cao sức khỏe
Mặc dù mức độ tiêu thụ thịt đỏ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thói quen văn hóa ẩm thực, khu vực, tính sẵn có của thực phẩm theo vị trí địa lý tự nhiên…, nhưng để đảm bảo tất cả mọi người dân có sức khỏe tốt, thì cần có kiến thức và thực hành tiêu thụ thịt đỏ ở mức hợp lý. Quỹ phòng chống ung thư quốc tế và Viện nghiên cứu ung thư Hoa kỳ đã đưa ra khuyến nghị như sau:
Nên tiêu thụ không quá ba lần thịt đỏ mỗi tuần, tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350- 500g sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700g thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương). Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70g/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.
Như vậy khuyến cáo đưa ra một định lượng cụ thể để mọi người có thể điều chỉnh lượng thịt đỏ trong khẩu phần của mình. Khuyến cáo cũng đưa ra, nên sử dụng thịt nạc, tăng cường sử dụng thịt gia cầm, cá, trứng, sữa là những thực phẩm để thay thế thịt đỏ trong bữa ăn hàng ngày nhằm đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về protein và vi khoáng chất.
Báo Dân Trí/TS Tuấn Thị Mai Phương
Viện Dinh dưỡng
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ngành y tế Thanh Hoá thực hiện cao điểm phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng
Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh
Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh
Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng ngày 10/7, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề Giọt hồng an ninh - vì hạnh phúc Nhân dân. Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.