ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nhân cách làm người

Qua đôi ba câu chuyện về nhà chính khách, người đốt lò vĩ đại Nguyễn Phú Trọng, có thể thấy ông là một con người lớn lao mà bình dị.

10/02/2019 07:04

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bắt đầu con đường học vấn của mình là sinh viên khóa 8 Khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - một trường là mơ ước của hầu hết mọi thế hệ thanh niên sau khi tốt nghiệp phổ thông bước vào hệ đại học. Cách đây hơn nửa thế kỷ thì để trở thành sinh viên Khoa Văn danh giá thường là những học sinh giỏi văn của trường phổ thông, đã kinh qua các kỳ thi học sinh giỏi văn miền Bắc. Tôi cũng thật vinh dự được trở thành sinh viên Khoa Văn khóa 11 sau khóa của anh Trọng 3 khóa.

Lớp văn khóa 8 của anh Trọng khá đặc biệt không chỉ ở số lượng sinh viên vào hàng đông nhất khóa độ ấy, mà còn đa dạng những thành phần. Một phần là các sinh viên từ Đông Âu về với lý do đặc biệt. Một phần là sinh viên khoa thư viện của trường Đại học Văn hóa gửi sang, còn lại là học sinh giỏi văn phổ thông. Anh Trọng nằm trong số này. Khóa 8 bước vào niên học năm 1963, năm bắt đầu rục rịch sự đánh giá của giặc Mỹ. Nên liên tục lớp văn 8 phải di chuyển từ trường Trung học Trung Hoa vào Ký túc xá ở Mễ Trì, đến năm 1966 là năm cuối cùng thì sơ tán lên xã Vạn Thọ huyện Đại Từ tỉnh Bắc Thái. Lớp văn 11 chúng tôi khi lên đến khu sơ tán thì được lớp văn 8 đàn anh ra tận suối Đôi điểm đầu của khu sơ tán đón.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, cho đến bây giờ tôi vẫn không quên được những địa danh nên thơ của khu sơ tán, núi Tương Tư, suối Đôi, thung lũng Tràng Dương… nhưng cũng không kém phần vất vả khó khăn với những buổi vượt dốc dựng đứng vào rừng chặt tre nứa làm nhà, lấy củi cho nhà bếp tập thể nấu ăn và cả những ngày nằm bẹp xuống bờ ruộng nhìn hàng đàn máy bay bay qua đầu về bắn phá, thả bom thị xã Thái Nguyên, cầu Đồng Bẩm, Thủ đô Hà Nội yêu dấu.

Vừa vào học chưa được bao lâu thì lớp văn 11 hậu sinh chúng tôi lại được chứng kiến thêm sự đặc biệt nữa của lớp văn 8 đàn anh là già quá nửa lớp sau khi làm khóa luận năm thứ 3 thì lần lượt được tăng cường vào chiến trường, chỉ còn lại 30 sinh viên ở lại làm khóa luận trong đó có sinh viên Nguyễn Phú Trọng.

Dạo ấy, so với anh em trong lớp văn 8, thì anh Trọng cũng bình thường như những sinh viên khác. Anh không nổi trội bởi có những tài lẻ như vài chàng sinh viên thành thị có như chơi đàn, ca hát. Anh cũng không có mặt trong số sinh viên lớp trên hay xuống trò chuyện, giao du với đám sinh viên nữ và những sinh viên ưa hoạt động thể thao, văn nghệ kiểu như tôi. Trong lớp văn 8, anh Trọng thuần túy là một chàng trai nông thôn chân chỉ, nghiêm chỉnh và luôn luôn chấp hành mọi yêu cầu của Khoa từ việc nhỏ nhất như tóc cắt cao, lên lớp áo bỏ trong quần và đi dép đủ quai. Mọi chế độ sinh hoạt, đóng góp từ lên rừng lấy tre, nứa, lấy củi, gác đêm… thực hiện đầy đủ. Cùng với những sự nghiêm chỉnh đó cộng với thái độ và kết quả học tập luôn đứng hàng đầu lớp nên đến năm thứ hai, anh Trọng được bầu làm Bí thư chi đoàn của lớp và là một trong những học sinh hiếm hoi được kết nạp Đảng trong nhà trường. Khi làm Bí thư đoàn, bất kỳ buổi họp nào anh Trọng cũng đến trước giờ họp chờ mọi người.

Tất cả các anh chị sinh viên lớp văn 8 khi kể lại cho người viết bài này đều nhận xét, Bí thư đoàn của lớp văn 8 Nguyễn Phú Trọng phát biểu cũng như nói năng thường từ tốn, rành rẽ. Đối với bạn bè thì chu đáo, tận tình và nhớ rất lâu những gì liên quan đến bạn bè. Nhiếp ảnh gia Vũ Huyến kể rằng, anh có người anh trai là ông Vũ Trung Trực chẳng may bị bệnh chết mà sau 6 năm ra trường, khi gặp lại, anh Trọng vẫn hỏi thăm và chia buồn về sự mất mát đó với Vũ Huyến.

Trong cuộc đời chúng ta thường gặp không ít những người có quá nhiều thay đổi với bè bạn, với anh em đồng môn, với hàng xóm xung quanh qua những giai đoạn của đời người. Thuở hàn vi và khi thành đạt khác nhau đến thế nào. Với Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thì không.
Lớp văn 8 ra trường năm 1967 vì vị trí công tác được phân và yêu cầu nhiệm vụ của những sinh viên mới ra trường, nhất là thời gian đó lại đang trong thời kỳ chiến tranh nên sinh viên trong lớp không có điều kiện gặp nhau.
Từ năm 2000 đến nay, vì nhiều lý do, lớp văn 8 mới có điều kiện gặp nhau và những cuộc họp lớp hầu như được tổ chức hàng năm. Giai đoạn này hầu hết những người từng là sinh viên lớp văn 8 đều đã nghỉ hưu. Khi còn làm việc, họ từng là những Tổng Biên tập nhưng tòa báo lớn, hãng thông tin quốc gia, những Tổng giám đốc, Thứ trưởng, Bộ trưởng nay đều trở về là những công dân bình thường. Duy nhất trong lớp văn 8 thuở nào chỉ còn lại sinh viên – Bí thư đoàn Nguyễn Phú Trọng lành hiền, bình dị và chu đáo năm nào, vẫn là nhà chính khách hàng đầu, quan trọng của Việt Nam ta. Xét về bình thường, giữa công dân bình thường với Tổng Bí thư-Chủ tịch nước có một khoảng cách rất xa. Sự chung nhất giữa họ là tình đồng môn và tình bạn bè cũ. Nhưng khoảng cách này mau chóng bị xóa đi bởi ý kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một lần họp lớp “mỗi người trong chúng ta có những vị trí xã hội khác nhau, nhưng điều quý nhất mà tôi luôn tôn trọng và mãi mãi tồn tại là tình thầy trò, đồng môn”. Với suy nghĩ ấy nên Tổng Bí thư-Chủ tịch nước là một trong những người năng đi họp lớp nhất trừ khi ông có việc bận và ông cũng thông báo cho anh em biết để xin phép.

Nhận được thông báo họp lớp dịp ông Trọng được đề cử vào Trung ương để chúc mừng ông, ông đã cẩn thận xin phép lớp vì ông đã đèo vợ bằng xe máy đến thăm thầy giáo cũ ở trường Nguyễn Gia Thiều. Một lần họp lớp khác tại Trung tâm Bảo tồn văn hóa ở phố Hàng Bông. Hôm ấy ngày nghỉ nên ông Trọng đã điện cho nhà báo vũ Huyến – bạn cùng lớp, ở gần phố ông đến đèo ông bằng xe máy đến nơi họp. Trong cuộc họp, ông cùng trò chuyện vui đùa với anh em trong lớp. Nhà báo Trần Đình Thảo còn đùa hỏi ông “anh đã nộp quỹ lớp chưa?”. Ông mỉm cười, chưa kịp trả lời thì bà Thái Thanh trong ban liên lạc của lớp giở sổ vui vẻ thông báo “anh Trọng luôn luôn nộp đủ, đúng kỳ”.

Một lần cùng lớp về thăm lại Tràng Dương nơi sơ tán cũ. Khi đó ông Trọng đã là Chủ tịch Quốc hội và vợ đi cùng xe to với lớp. Lần đó vợ chồng ông bỏ tiền ra mua chiếc tivi để tặng xã sơ tán cũ, khi trao ông bà Trọng thông báo luôn rằng đây là quà tặng của lớp văn 8. Nhà báo Vũ Huyến cho biết, trong chuyến đi đó, ông Trọng dặn ban tổ chức lớp lo chu đáo cho lái xe và từ chối kế hoạch đón tiếp mà ông Nguyễn Bắc Sơn, Bí thư Thái Nguyên hồi đó định tổ chức. Ông nói “tôi là cựu sinh viên về thăm bà con đùm bọc chúng tôi hồi sơ tán, đề nghị không đón tiếp linh đình”. Lần họp lớp đúng khi ông trúng Tổng Bí thư Đảng, một người đề nghị chúc mừng Tổng Bí thư, ông Trọng nói ngay “đó là nhiệm vụ được giao, còn đến họp lớp, tôi cũng chỉ như mọi anh chị em khác trong lớp. Sau đó ông trân trọng trao túi quà cho các thầy và túi quà đóng góp cho lớp như mọi kỳ họp khác.

Một lần đến chơi nhà nhiếp ảnh gia Vũ Huyến. Nhà quay phim Vũ Dương – con trai Vũ Huyến, bảo “tóc bác bạc trắng chắc bác phải làm việc nhiều”. Ông Trọng mỉm cười nói vui “lớp bác và bố cháu ai cũng làm việc nhiều. Nhiều người còn làm hơn bác ấy chứ. Như hồi đi học, lớp bác diễn kịch “Nổi gió”, bác Trần Đức Chính đóng Trung úy Phương, cô Hồng Duệ đóng chị Vân. Bố cháu cầm loa thông báo bà con ngồi xem trật tự, bác chỉ là người vác bình điện giúp bố cháu thôi”.

Chuyện về nhà chính khách lừng danh – người đốt lò vĩ đại Nguyễn Phú Trọng còn nhiều, nhưng chỉ qua đôi ba câu chuyện này, chúng ta hiểu rằng: người đốt lên chiếc lò đang cháy bùng thiêu rụi không ít những thanh củi tham nhũng là một con người lớn lao mà bình dị. Một người biết rõ chức tước là phù hoa của cuộc đời. Một người tôn trọng nhân cách, đem sức lực, trí tuệ của mình phục vụ cho sự nghiệp mình theo đuổi. Một người không ham hư danh, không đánh đổi nhân phẩm của mình để cầu lợi. Đó là nhân cách của bậc sĩ phu chân chính./.

Nguyễn Hiếu/Báo TNVN

 

 

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh

Phát huy tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ, xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh

20:22 , 25/04/2024

Tại huyện Thọ Xuân, chiều ngày 25/4, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh và đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm hỏi, tặng quà gia đình các đối tượng chính sách là cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy thăm, tặng quà các đối tượng chính sách tại thị xã Bỉm Sơn và huyện Hoằng Hóa

Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy thăm, tặng quà các đối tượng chính sách tại thị xã Bỉm Sơn và huyện Hoằng Hóa

20:09 , 25/04/2024

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy và đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, tặng quà thân nhân, người thờ cúng liệt sĩ, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, hiện đang sinh sống trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn và huyện Hoằng Hóa.

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Hà Trung

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Hà Trung

20:08 , 25/04/2024

Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đoàn công tác của tỉnh đã đi thăm, tặng quà các thương binh, thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến đã trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn huyện Hà Trung.

Đồng chí Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thăm, tặng quà các gia đình chính sách tại thị xã Nghi Sơn

Đồng chí Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thăm, tặng quà các gia đình chính sách tại thị xã Nghi Sơn

20:08 , 25/04/2024

Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách có công trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn thị xã Nghi Sơn.

Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Như Thanh

Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Như Thanh

20:06 , 25/04/2024

Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn huyện Như Thanh.

Xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân thực sự là một trung tâm động lực phát triển quan trọng của tỉnh

Xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân thực sự là một trung tâm động lực phát triển quan trọng của tỉnh

20:05 , 25/04/2024

Sáng ngày 25/4, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh đã làm việc với huyện Thọ Xuân, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết số 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển huyện Thọ Xuân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và một số nội dung quan trọng khác. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tiến Hiệu, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy và một số sở, ngành cấp tỉnh.

Tiếp lửa truyền thống nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Tiếp lửa truyền thống nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

20:04 , 25/04/2024

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng ngày 25/4, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức chương trình “Khát vọng cống hiến – Lẽ sống thanh niên”; giao lưu tiếp lửa truyền thống. Tới dự chương trình có đồng chí Đào Xuân Yên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ và đại diện một số lãnh đạo, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.

Tăng cường đảm bảo an toàn thông tin mạng dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ

Tăng cường đảm bảo an toàn thông tin mạng dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ

18:13 , 25/04/2024

Để đảm bảo an toàn thông tin mạng, duy trì hoạt động ổn định các hệ thống thông tin trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp viễn thông triển khai công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, cụ thể như sau:

Triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024

Triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024

16:00 , 25/04/2024

Sáng ngày 25/4, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới

Tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới

19:59 , 24/04/2024

Sáng ngày 24/4, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II năm 2024. Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các ngành thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố.