Thông điệp cứng rắn của ông Putin khi đối đầu phương Tây
Ông Putin đang buộc phương Tây phải chú ý đến những bất bình của Điện Kremlin về việc NATO mở rộng biên giới về phía Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hội đàm hôm 7/2 tại Điện Kremlin, Moscow (Ảnh: AP).
Trong cuộc gặp được lên lịch gấp rút và kéo dài 5 giờ đồng hồ với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 7/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục khiến thế giới phải phán đoán về ý định thực sự của mình, New York Times viết.
Tổng thống Putin cho biết ông sẵn sàng tiếp tục đàm phán về các yêu cầu an ninh của Nga ở Đông Âu, nhưng nhà lãnh đạo Nga cũng đưa ra cảnh báo cứng rắn về khả năng xảy ra một cuộc chiến toàn diện giữa Nga và phương Tây.
Ông Putin nói rằng các đề xuất mà Tổng thống Macron đưa ra trong cuộc gặp riêng tại Điện Kremlin là "quá sớm để đưa ra thảo luận". Trong khi đó, ông Macron mô tả những ngày sắp tới có khả năng quyết định việc loại trừ kịch bản mà phương Tây lo ngại: một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.
"Chúng ta đang ở trong một tình huống căng thẳng tột độ, một mức độ bất ổn mà châu Âu hiếm khi phải đối mặt trong những thập niên qua", ông Macron nói.
Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga - Pháp diễn ra khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Nhà Trắng để trao đổi về các biện pháp ứng phó xuyên Đại Tây Dương trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công nhằm vào Ukraine. Động thái này càng cho thấy sự bất an của phương Tây trong bối cảnh Nga đang triển khai lực lượng quân sự hùng hậu giáp biên giới Ukraine.
Ông Biden hôm 7/2 tuyên bố các nước phương Tây sẽ thực thi cách tiếp cận "đoàn kết" trong việc đối phó với căng thẳng ngày càng leo thang giữa Nga và Ukraine. Ông chủ Nhà Trắng cũng cảnh báo dự án đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga đến Đức sẽ không được triển khai trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công.

Ảnh chụp vệ tinh cho thấy các xe tăng và thiết bị hỗ trợ pháo binh của Nga gần biên giới Ukraine hôm 19/1 (Ảnh: Reuters).
Theo New York Times, nhà lãnh đạo Nga vẫn thể hiện là một chiến thuật gia lão luyện. Các cuộc hội đàm diễn ra trong cùng ngày 7/2 ở Moscow và ở Washington đã cho thấy khả năng của Tổng thống Putin nhằm buộc phương Tây phải chú ý đến những bất bình của Điện Kremlin về việc NATO mở rộng biên giới về phía Nga.
Nhưng liệu sự chú ý đó có đủ khiến ông Putin thỏa mãn hay không vẫn còn là câu hỏi để ngỏ. Một số nhà phân tích lo ngại rằng, việc ông Putin tham gia vào các cuộc gặp ngoại giao trong những tuần gần đây chỉ đơn thuần là để "câu giờ" cho quân đội Nga chuẩn bị cuối cùng cho một cuộc tấn công.
Ông Putin cho biết Nga vẫn đang nghiên cứu văn bản phản hồi NATO và Mỹ về các đề xuất đảm bảo cấu trúc an ninh ở Đông Âu, dự đoán rằng các cuộc "đối thoại" sẽ tiếp tục được tiến hành mặc dù ông chỉ trích phương Tây phớt lờ yêu cầu của Nga.
Ông Putin cũng nói với các phóng viên tại Điện Kremlin rằng, nếu Ukraine gia nhập NATO - một kịch bản mà giới chức phương Tây coi là viễn cảnh xa vời, nhưng Điện Kremlin lại coi là mối đe dọa hiện hữu - một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn sẽ xảy ra.
"Bạn có muốn Pháp đối đầu với Nga không? Đó là những gì sẽ xảy ra", ông Putin trả lời câu hỏi của phóng viên Pháp, đề cập tới kịch bản đối đầu nếu Ukraine tìm cách giành lại Crimea, bán đảo được Nga sáp nhập hồi năm 2014.
Sau khi dừng chân tại Moscow, Tổng thống Macron tiếp tục đáp chuyến bay tới Kiev, Ukraine hôm 8/2 để thực hiện sứ mệnh "ngoại giao con thoi" trong cuộc gặp Tổng thống Ukraine. Ông Macron đóng vai trò là người đối thoại chính của châu Âu với Tổng thống Putin trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện qua điện thoại 5 lần kể từ tháng 12 năm ngoái và ông Putin cho biết họ sẽ nói chuyện lại sau chuyến thăm Ukraine của ông Macron.
Tổng thống Macron cho biết ông đã phối hợp chặt chẽ với các đồng minh phương Tây, bao gồm Mỹ và Đức. Tuy nhiên, một số người ủng hộ đường lối thân phương Tây của Ukraine đã chỉ trích ông quá để tâm đến các yêu cầu của ông Putin.
"Nga là một phần của châu Âu. Bất kỳ ai tin tưởng vào châu Âu phải biết cách làm việc với Nga và tìm ra những cách thức để xây dựng tương lai châu Âu giữa những người châu Âu", ông Macron nói.
Tổng thống Pháp cho rằng cả phương Tây và Nga cần vượt qua những tổn thương trong quá khứ và xây dựng "các giải pháp hữu ích". Ông Macron cho biết "ưu tiên hàng đầu" của chuyến thăm Ukraine là đảm bảo ổn định quân sự và ngăn chặn chiến tranh "trong ngắn hạn". Các cuộc thảo luận sau đó có thể tiếp tục xây dựng "các giải pháp trung hạn".
"Liệu NATO có thể giải quyết toàn bộ câu hỏi về an ninh tập thể của chúng ta không? Tôi không tin như vậy", ông Macron nói.
Tổng thống Pháp đã đưa ra một số chi tiết về ý tưởng của mình, nhưng nói rằng chúng sẽ liên quan đến việc cân nhắc lại các thỏa thuận an ninh thời hậu Chiến tranh Lạnh vì "không có an ninh cho châu Âu nếu không có an ninh cho Nga".
Về phần mình, Tổng thống Putin ám chỉ rằng các đề xuất đã được đưa ra trên bàn làm việc, nhưng hai nhà lãnh đạo không công khai.
"Một số ý tưởng hoặc đề xuất của ông ấy - dù có lẽ còn quá sớm để nói về nó - nhưng tôi thấy khá khả thi để tạo nền tảng cho những bước tiến xa hơn của chúng tôi", ông Putin nói.
Theo các quan chức Mỹ và Ukraine, Nga đã tập trung lực lượng quân sự lớn gần biên giới phía đông, phía bắc và phía nam của Ukraine, với khoảng 130.000 quân, ngoài ra còn có xe tăng, các khẩu đội phòng không và các thiết bị khác, cùng các đơn vị đặc nhiệm hỗ trợ hoạt động chiến đấu.
Các quan chức chính quyền Tổng thống Joe Biden trong nhiều tháng qua đã cảnh báo rằng, Nga dường như đang chuẩn bị cho một hành động quân sự với Ukraine, mặc dù ý định của ông Putin có thể chưa rõ ràng. Trong khi đó, giới chức Nga khẳng định không có kế hoạch động binh với Ukraine.
"Tôi không chắc ông ấy biết mình sẽ làm gì", Tổng thống Biden nói về nhà lãnh đạo Nga trong cuộc họp báo cùng Thủ tướng Đức tại Nhà Trắng hôm 7/2.
Thành Đạt/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giải báo chí Pulitzer 2025: New York Times và New Yorker dẫn đầu với 7 giải thưởng
Những câu chuyện sắc bén phản ánh các vấn đề nóng của xã hội, từ cuộc khủng hoảng fentanyl gây nhức nhối, những góc khuất trong hoạt động của quân đội Mỹ và vụ ám sát hụt Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa hai tờ báo New York Times và The New Yorker lên vị trí dẫn đầu tại giải báo chí Pulitzer năm 2025.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan tiếp tục hạ lãi suất để ứng phó
Ngày 30/4, Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã quyết định cắt giảm lãi suất chính sách thêm 0,25 điểm phần trăm, đưa mức lãi suất xuống còn 1,75%, mức thấp nhất trong hai năm qua. Đây là lần giảm thứ hai liên tiếp kể từ tháng 2, nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và đối mặt với áp lực từ các biện pháp thuế quan mới của Mỹ.

Hamas: Israel sẽ đối mặt với một số áp lực để đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza
Phong trào Hồi giáo Hamas ngày 30/4 cho biết, Israel sẽ phải đối mặt với một số áp lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza. Thông tin này được đưa ra trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến vùng Vịnh trong hai tuần tới.

Hội chợ Sách Quốc tế Rabat, Ma-rốc lần thứ 30: Nơi hội tụ văn hóa toàn cầu và đổi mới xuất bản
Mới đây, Hội chợ Sách và Xuất bản Quốc tế Rabat lần thứ 30 đã diễn ra tại thủ đô Rabat của Ma-rốc, thu hút đông đảo các nhà xuất bản và khách tham quan, góp phần khơi dậy niềm đam mê đọc sách, đặc biệt là đối với các tác phẩm văn học.

Nga - Triều Tiên xây cầu đường bộ nối liền hai nước
Nga và Triều Tiên ngày 30/4 đã bắt đầu xây dựng một cây cầu đường bộ giữa hai nước bắc qua sông Tumen. Sông Tumen là biên giới tự nhiên Nga - Triều Tiên. Việc xây dựng cầu đường bộ mới đánh dấu bước đi quan trọng trong nỗ lực củng cố, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Được biết, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin và người đồng cấp Triều Tiên Pak Thae-song tham dự sự kiện qua hình thức trực tuyến.

Tổng thống Trump : Mỹ có khả năng đạt thỏa thuận thương mại với Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản
Phát biểu tại một buổi gặp gỡ cử tri được truyền hình trên kênh NewsNation ngày 30/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Mỹ có "khả năng" đạt thỏa thuận thương mại với Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản khi ông chủ Nhà Trắng đang sử dụng chính sách thuế quan để đàm phán thỏa thuận thương mại với các nước.

16 nước EU đề nghị cho phép tăng đầu tư quốc phòng vượt giới hạn ngân sách chung
Hơn một nửa số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đang đề nghị kích hoạt một điều khoản khẩn cấp nhằm cho phép tăng đầu tư quốc phòng vượt mức giới hạn ngân sách chung, trong bối cảnh các nước đẩy mạnh tái vũ trang trước những thách thức an ninh ngày càng gia tăng.

Xung đột Hamas - Israel: Cơ quan cứu trợ LHQ lên án Israel phong tỏa Gaza
Ngày 29/4, Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên hợp quốc cho người tị nạn Palestine (UNRWA) đã lên án động thái phong tỏa kéo dài 2 tháng qua của Israel đối với Dải Gaza, khiến nhiều gia đình tại dải đất hẹp ven Địa Trung Hải này lâm vào cảnh khốn khó.

Nga kêu gọi thiết lập một cấu trúc an ninh mới trên thế giới
Ngày 29/4, phát biểu tại diễn đàn quốc tế “Di sản vĩ đại - tương lai chung” tổ chức ở Nga, nhân kỷ niệm 80 năm ngày chiến thắng phát xít (9/5/1945-9/5/2025), Tổng thống Vladimir Putin đã kêu gọi các nước thiết lập một cấu trúc an ninh mới trên thế giới.

Truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 tại Việt Nam
Ngày 30/4, hàng loạt hãng thông tấn và báo chí quốc tế đã đưa tin đậm nét về lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam. Sự kiện trọng đại này được tổ chức long trọng tại TP. Hồ Chí Minh và được truyền hình trực tiếp trên cả nước, thu hút sự quan tâm của nhân dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế. Tròn nửa thế kỷ sau chiến thắng vang dội của chiến dịch Hồ Chí Minh, thế giới hôm nay tiếp tục dõi theo một Việt Nam đổi mới, phát triển và hội nhập – nhưng vẫn không quên những trang sử bi tráng đã làm nên bản sắc kiên cường của dân tộc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.