Thông reo… nhớ ơn Người
“Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu”. Đó là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 20/2/1947 tại thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn khi Bác lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa.
Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chỉ khoảng gần 5km, khu Di tích lịch sử và thắng cảnh Rừng Thông vẫn trầm mặc trong không gian xanh mát. Vượt qua hơn 250 bậc đá để lên đài Tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được dựng trên đỉnh núi, cảnh quan và những câu chuyện lịch sử vẫn được lưu truyền nơi đây sẽ khiến trái tim những ai từng ghé thăm khu di tích này có những cảm xúc thật đặc biệt.
Theo truyền thuyết địa phương, nơi cao nhất của dãy núi Phượng Lĩnh (hay Viện Sơn) chính là đầu của con chim phượng hoàng, 2 trái núi nhỏ hai bên là tả phượng dục và hữu phượng dục (tức cánh trái và cánh phải phượng hoàng). Đầu thế kỷ XX thực dân Pháp đã cho Tây đồn điền đến đây thầu trồng thông. Từ đó, nơi này còn được biết đến với tên gọi Rừng Thông.
Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên khi cuộc kháng chiến toàn quốc vừa mới diễn ra không phải ngẫu nhiên mà nó thể hiện rõ nhãn quan quân sự bậc thầy của Bác. Xứ Thanh đất rộng người đông, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi khởi phát của biết bao vương triều phong kiến trong lịch sử… là điều kiện lý tưởng để nếu cần, hoàn toàn có thể trở thành căn cứ cách mạng thứ hai.
Để ghi dấu sự kiện trọng đại này, năm 1990 Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng Đài tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình được hoàn thành vào đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người. Đã 34 năm trôi qua, "nơi Rừng Thông con dựng tượng đài Bác" nay trở thành địa chỉ đỏ để các thế hệ thêm hiểu, thêm trân quý các giá trị truyền thống lịch sử của đất và người nơi đây.
Nằm trong không gian di tích, dưới chân núi là Nhà bia liệt sĩ được xây dựng năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên. Tại đây, ghi danh tên tuổi các liệt sĩ của quê hương Đông Sơn đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Và phòng truyền thống thuộc tổng thể Khu Di tích lịch sử và thắng cảnh Rừng Thông là nơi lưu giữ các hình ảnh, hiện vật, tư liệu quý về quá trình hình thành, phát triển của vùng đất, con người Đông Sơn.
Với đầy đủ những giá trị lưu dấu, năm 1989, Khu Di tích lịch sử và thắng cảnh Rừng Thông đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích cấp quốc gia với tổng diện tích 24ha.
Khu Di tích lịch sử và thắng cảnh Rừng Thông không chỉ là địa điểm tham quan cho Nhân dân trong tỉnh và du khách thập phương mà còn là địa chỉ đỏ với giá trị vô cùng to lớn. Nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Đông Sơn đã phối hợp với Huyện Đoàn, thường xuyên tổ chức đưa các đoàn viên, thanh niên, học sinh đến đây học tập, tham quan trong các buổi ngoại khóa. Những câu chuyện cảm động, những dấu tích lịch sử, những hình ảnh chân thực... chính là những bài học về lòng yêu nước, về niềm tự hào dân tộc đối với lớp lớp thế hệ sau.
Chị Trần Thị Chuyên, Bí thư huyện Đoàn Đông Sơn cho biết: "Các cấp bộ Đoàn của huyện luôn luôn chú trọng đến công tác giáo dục truyền thống cho cán bộ, thanh niên, thiếu nhi bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Hoạt động nổi bật trong nội dung này là tổ chức hành trình về nguồn, đến thăm các địa chỉ đỏ trong huyện và mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi trong huyện lại có dịp được bồi đắp, khắc sâu, trân quý giá trị mà các thế hệ cha anh đi trước đã để lại".
"Nghìn thu dân tộc nhớ ơn Người. Vất vả bôn ba khắp mọi nơi, tìm kiếm tự do cho Tổ quốc. Như một vầng dương luôn ngời sáng. Bác đã hy sinh cả cuộc đời, cho dân tộc mình mãi mãi tự do…". Giữa bạt ngàn thông reo nơi Khu Di tích lịch sử và thắng cảnh Rừng Thông, lắng lại cảm xúc của lòng mình, ta như nghe được tiếng vọng về của buổi nói chuyện lịch sử hơn 70 năm về trước. Để thêm một lần, xin được tỏ lòng kính trọng và biết ơn với Bác, Người đã dành trọn cuộc đời cho dân tộc Việt Nam!
Thời gian trôi qua, năm tháng đã lùi vào quá vãng, nhưng tình cảm và những lời dạy bảo của Người tại Rừng Thông năm nào vẫn luôn hằn sâu trong trái tim của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Đông Sơn nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung; tạo động lực to lớn để đất và người xứ Thanh nỗ lực tiến lên, xây dựng quê hương "trở nên một tỉnh kiểu mẫu" như lời căn dặn và mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu lúc sinh thời.
Bản Mạ vui ngày hội
Từng là một bản nghèo nằm biệt lập bên dòng sông Chu, vài năm trở lại đây, bản Mạ, huyện Thường Xuân đã xuất hiện trên bản đồ du lịch miền tây Thanh Hóa như một "làn gió mới", trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch. Trong không khí rộn ràng của mùa lễ hội cuối năm, bản Mạ như khoác lên mình một tấm áo mới rực rỡ sắc màu, như mời gọi du khách muôn phương dừng chân ghé thăm.
Khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”
Nhân kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ (1804 - 2024), 30 năm thành lập thành phố Thanh Hóa (1994 - 2024) và 10 năm đô thị loại I (2014 - 2024), sáng ngày 17/12, tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Uỷ ban Nhân dân thành phố Thanh Hóa tổ chức khai mạc trưng bày ảnh và giới thiệu sách ảnh “Thành phố Thanh Hóa xưa và nay”. Dự lễ khai mạc có đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Thanh Hóa; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và các phường, xã, trường học trên địa bàn thành phố.
Gấp rút hoàn thành công tác chuẩn bị cho triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng”
Triển lãm “Tự hào 80 năm truyền thống vẻ vang Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng” là hoạt động ý nghĩa, hướng tới kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Hiện nay, Ban tổ chức đang gấp rút hoàn thiện những công việc cuối cùng cho cuộc triển lãm.
Lễ hội đền Đồng Cổ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ, huyện Yên Định được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Top những điểm đến nội địa được khách Việt lựa chọn dịp Tết 2025
Booking.com - một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới vừa công bố 10 điểm đến trong nước được khách Việt yêu thích nhất dịp Tết Nguyên Đán 2025.
Thành phố Thanh Hoá – Vùng đất giàu truyền thống văn hoá, lịch sử
Thành Hạc xưa – thành phố Thanh Hoá ngày nay - đô thị tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hoá không chỉ là nơi được thiên nhiên ưu đãi cho cảnh quan vừa tươi đẹp, vừa hùng vĩ với núi cao, sông dài… mà còn là nơi hội tụ nhiều giá trị truyền thống văn hoá, lịch sử, tạo nên bản sắc riêng, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Cát Bà: Di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam
Với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú có giá trị nổi bật toàn cầu, vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đã được UNESCO ghi danh là Di sản thiên nhiên thế giới và là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam.
Trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh" huyện Vĩnh Lộc
Sáng 13/12, huyện Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi "Viết và Thuyết minh giới thiệu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh".
Hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc thái trên địa bàn huyện Lang Chánh
Sáng ngày 13/12, tại bản Năng Cát, xã Trí Nang, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá phối hợp với UBND huyện Lang Chánh tổ chức hội nghị giới thiệu, tuyên truyền về văn hoá dân tộc Thái trên địa bàn huyện.
Tổng thu từ khách du lịch gần 760 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng lượng khách quốc tế trong 11 tháng qua đạt trên 15,8 triệu lượt, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2023.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.