Thu hút đầu tư phát triển doanh nghiệp khu vực miền núi
Cùng với sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chú trọng triển khai nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư, thành lập mới, thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch. Qua đó góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Huyện Lang Chánh là một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Xác định việc thu hút đầu tư là điều kiện tiên quyết trong thúc đẩy kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, huyện đã xây dựng kế hoạch tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng hấp dẫn. Đẩy mạnh quy hoạch, kêu gọi đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, huyện cũng yêu cầu các phòng ban chuyên môn, chính quyền các xã thị trấn tăng cường theo dõi, đối thoại, nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, nhất là về thủ tục hành chính, đất đai, giải phóng mặt bằng. Nhờ vậy, chỉ tính riêng năm 2022, huyện Lang Chánh đã thu hút được thêm 15 doanh nghiệp, cơ sở đầu tư sản xuất, kinh doanh. Huy động vốn đầu tư toàn huyện đạt trên 1.250 tỷ đồng; kêu gọi được nhiều dự án lớn, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến nông lâm sản, du lịch, chăn nuôi.

Ông Nguyễn Quốc Bình, Phó Tổng Giám đốc Công ty King Bamboo Vina cho biết: "Huyện Lang Chánh hết sức tạo điều kiện, đồng hành với công ty trong giải phóng mặt bằng, đồng hành làm các thủ tục chuyển nhượng đất cho doanh nghiệp rất nhanh chóng. Công ty đã toàn lực, toàn tâm, đưa những công nghệ hiện đại nhất về chế biến tre, luồng trên thế giới, dồn hết khả năng tài chính để ngày đêm thi công".
Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Ngay từ đầu năm huyện cũng đã tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, cam kết giải phóng mặt bằng, triển khai đồng bộ giải pháp nhằm thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào huyện, giải quyết khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, để từ đó tạo thuận lợi tốt nhất cho nhà đầu tư vào đầu tư trên địa bàn huyện".

Hiện nay, các huyện miền núi Thanh Hoá đã thành lập được 21 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 643,7 ha, tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư. Chỉ tính riêng trong năm 2022, khu vực miền núi Thanh Hoá đã có 387 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 51,8% so với kế hoạch đề ra. Riêng trong tháng 2 năm 2023, khu vực miền núi Thanh Hoá có 23 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 21% so với cùng kỳ. Với nhiều hình thức kêu gọi xúc tiến đầu tư theo hướng tiếp cận nhu cầu của nhà đầu tư, cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết, thiết thực theo từng dự án, các địa phương miền núi của tỉnh cũng đã từng bước thu hút được các nhà đầu tư với quy mô lớn, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và giải quyết công tác xóa nghèo bền vững.

Ông Vi Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Vi Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hàng năm, chúng tôi đều phát triển từ 20 – 30 doanh nghiệp/năm và hiện nay trên địa bàn huyện hơn 180 doanh nghiệp, các doanh nghiệp cơ bản đi vào hoạt động, ổn định sản xuất kinh doanh. Hàng năm, huyện kêu gọi thu hút đầu tư qua các hội nghị và các chương trình xúc tiến, chúng tôi cũng cam kết luôn đồng hành với doanh nghiệp và mong muốn doanh nghiệp nhà đầu tư tiếp tục quan tâm đầu tư tại Thường Xuân".
Bên cạnh những điểm sáng, công tác thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp tại các vẫn còn nhiều hạn chế khi mà số doanh nghiệp thành lập mới chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tỷ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp trên địa bàn khu vực miền núi còn thấp. Hạ tầng giao thông kết nối chưa đồng bộ, chất lượng lao động chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển khiến nhiều nhà đầu tư còn e ngại khi đầu tư phát triển tại khu vực này. Thực tế này, đòi hỏi các địa phương miền núi cần tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tập huấn nâng cao năng lực quản trị cho doanh nghiệp. Hỗ trợ, đấu mối giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, tiếp cận các chính sách ưu đãi về tín dụng, nhân lực để hoạt động thực sự hiệu quả, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp
Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.

Khai thác thủy sản gắn với chống khai thác IUU
Do thực hiện nghiêm các quy định về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định - IUU và đầu tư nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, ngư lưới cụ nên 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản của Thanh Hóa đạt gần 70 nghìn tấn, tăng hơn 1,4% so với cùng kỳ.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp
6 tháng năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng tích cực. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh tăng 15,02% so với cùng kỳ. Đây là kết quả cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế cũng như những nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong điều hành hoạt động sản xuất công nghiệp linh hoạt, hiệu quả.

Thu nhập bình quân người lao động 6 tháng đầu năm đạt 8,3 triệu đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), thu nhập bình quân tháng của người lao động trong quý II năm 2025 là 8,2 triệu đồng, giảm 58.000 đồng so với quý trước và tăng 800.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.