Thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Hiện nay, huyện Thạch Thành đang tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Thạch Thành là địa phương đầu tiên được UBND tỉnh phê duyệt Đề án "Thực hiện thí điểm việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi số để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện đến năm 2030". Theo đó, đến năm 2030, toàn huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ tập trung đất đai hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 2.825ha. Trong đó, vùng cây ăn quả tập trung 2.325ha; vùng rau, quả 500ha. Toàn huyện có 50% diện tích sản xuất tập trung được ứng dụng công nghệ cao, xây dựng 12 chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ cây ăn quả, rau củ các loại...
Căn cứ đề án được UBND tỉnh phê duyệt, huyện tập trung phát triển 2 loại cây trồng chủ lực là cây ăn quả và cây rau, quả theo hướng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn. Cùng với đó, huyện thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp thực hiện tích tụ, tập trung đất đai đầu tư phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao gắn với chuyển đổi số nông nghiệp. Đồng thời, tạo cơ chế thông thoáng thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, góp phần thúc đẩy có hiệu quả việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất và chuyển đổi số trên địa bàn huyện. Với những chính sách thiết thực, hiệu quả, kỳ vọng lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của huyện Thạch Thành sẽ có sự phát triển vượt bậc.

Hiệu quả từ các mô hình Hợp tác xã
Với tư duy cách làm mới, nhiều Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Việc làm chủ công nghệ, ứng dụng các thiết bị thông minh đã góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị ứng dụng sinh trắc học VNeID tại 6 cảng hàng không
Trong báo cáo Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử về lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các cảng hàng không, mới đây Bộ Xây dựng đã đưa ra lộ trình triển khai ứng dụng công nghệ sinh trắc học VNeID tại các sân bay.

Thanh Hóa thành lập được 4.200 tổ công nghệ số cộng đồng
Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, xóm, phố đang đóng vai trò quan trọng trong việc phổ cập công nghệ, kỹ năng số tới từng người dân, góp phần xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Áp dụng công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến đá
Để nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế lãng phí tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và bảo đảm an toàn lao động, những năm qua, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đầu tư, áp dụng dây chuyền công nghệ hiện đại trong hoạt động hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác, chế biến đá.

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh.

Tạo lập hệ thống quản lý dữ liệu về đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng vừa ký Quyết định số 409 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn nguyên tắc chung sử dụng chatbot AI
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Công văn số 557 hướng dẫn một số nguyên tắc chung đối với công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng các mô hình ngôn ngữ lớn (chatbot AI) phục vụ công việc.

Khai trương Cổng Thông tin điện tử sản phẩm đổi mới sáng tạo
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa khai trương “Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Hiện đại hoá quy trình sản xuất giống thủy sản
Nguồn con giống đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sản lượng và chất lượng nuôi trồng thủy sản. Thời gian qua, công tác nghiên cứu, phát triển con giống thủy sản đã được Trung tâm nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa quan tâm, chú trọng. Nhờ đó, giống thủy sản ngày càng đa dạng về chủng loại, số lượng và chất lượng từng bước được nâng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ứng dụng công nghệ thông tin, lan tỏa văn hóa đọc
Phát triển văn hóa đọc thông qua ứng dụng công nghệ thông tin được xem là cách nhanh nhất để tiếp cận với đông đảo bạn đọc, thời gian qua, các trường học trên địa bàn huyện Yên Định đã xây dựng mô hình “Thư viện điện tử, phòng học thông minh”.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.