Thu hút doanh nghiệp, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn
Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, cộng thêm tình hình suy thoái kinh tế khiến nhiều lao động xa quê mong muốn trở về quê hương tìm việc làm gần nhà. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong tỉnh đang ngày càng có thêm sức hút đối với lao động địa phương. Nắm bắt được lợi thế này, trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng thu hút các doanh nghiệp về đầu tư tại địa bàn, “giữ chân” được lực lượng lớn nguồn lao động tại chỗ. Qua đó, không chỉ giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Công ty TNHH giày Kim Việt – Việt Nam, trực thuộc tập đoàn Xin Long (Trung Quốc), đóng chân trên địa bàn huyện Nông Cống có quy mô diện tích 10ha với tổng vốn đầu tư ban đầu là 30 triệu USD, công suất hoạt động 9000 nghìn sản phẩm/năm. Sau gần 5 năm hoạt động, công ty đã không ngừng đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm. Thời gian qua, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do thị trường biến động, đơn hàng sụt giảm, song công ty vẫn nỗ lực duy trì việc làm, tìm kiếm thị trường và ổn định đầu ra, không để người lao động phải mất việc. Đến nay, công ty đang tạo việc làm cho trên 14.000 lao động tại địa phương, với mức lương từ 7 - 15 triệu đồng/người/tháng.

Chị Đỗ Thị Thúy Hòa, Phân xưởng bộ phận kho, Công ty TNHH Giày Kim Việt – Việt Nam
Chị Đỗ Thị Thúy Hòa, Phân xưởng bộ phận kho, Công ty TNHH Giày Kim Việt – Việt Nam cho biết: "Tôi đã làm việc tại công ty từ năm 2019, đến nay cũng được 5 năm rồi. Tôi thấy thu nhập rất ổn định, đời sống của công nhân chúng tôi ngày càng tốt hơn. Ban lãnh đạo công ty rất quan tâm, môi trường làm việc ở đây sạch sẽ".
Được thành lập từ năm 2015 tại xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống, công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Hoàng Sơn hoạt động trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu. Để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khách hàng, công ty đã đầu tư nhiều thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại vào sản xuất. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Từ xưởng may nhỏ ban đầu, đến nay, công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Hoàng Sơn đã xây dựng được hệ thống 6 nhà máy may tại các huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Quảng Xương. Mỗi năm doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 5 triệu sản phẩm may mặc các loại sang nhiều thị trường khó tính như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ... tạo thu nhập ổn định cho người lao động.

Bà Hồ Thị Kim Tuyến, Quản đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Hoàng Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Hiện tại công ty có hơn 400 công nhân với mức thu nhập bình quân từ 8-10 triệu, có người cao hơn. Để thu hút lao động, công ty phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu của công nhân như chế độ, thu nhập, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội".

Nhờ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đến nay, trên địa bàn huyện Nông Cống đã có gần 700 doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, xây dựng, cùng các sản phẩm chủ lực như may mặc, giày da. Hoạt động của các doanh nghiệp đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm thường xuyên cho gần 20.000 lao động trên địa bàn huyện.

Ông Trần Văn Thắng, Phó trưởng phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trần Văn Thắng, Phó trưởng phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong những năm qua được sự quan tâm của tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu của tỉnh, trên địa bàn huyện cũng đã thu hút được một số doanh nghiệp lớn. Việc mở ra nhiều tuyến đường đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp vào địa bàn huyện phát triển. Việc phát triển doanh nghiệp đã tạo công ăn việc làm tích cực tại địa phương. Con em xa quê đã dần trở về quê hương sinh sống và phát triển kinh tế. Huyện tích cực hỗ trợ doanh nghiệp về quy hoạch, giải phóng mặt bằng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển".
Xác định người lao động là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, vì vậy để "giữ chân" người lao động ở lại làm việc tại địa phương, cùng với việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tạo việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện tốt chế độ chính sách cho người lao động như các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, hỗ trợ tiền ăn, nhà ở, chế độ xăng xe, phụ cấp độc hại, tăng ca, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các trang thiết bị, phục vụ cho công tác an toàn lao động... Đồng thời, phối hợp với tổ chức Công đoàn thăm hỏi động viên tặng quà cho các gia đình người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ xây dựng mái ấm công đoàn cho đoàn viên khó khăn về nhà ở; phát động và tổ chức sâu rộng các phong trào thi đua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, người lao động.


Ông Nguyễn Công Tuấn, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Công Tuấn, Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Việc chăm lo đời sống, môi trường làm việc cho người lao động vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi của doanh nghiệp, làm sao để người lao động xem nơi làm việc như là một gia đình, chúng tôi có câu nói là "gia đình Tiến Nông" là như vậy. Chính vì vậy mà tất cả các chế độ chính sách cho người lao động, Công ty thực hiện đầy đủ 100%, ngoài ra có rất nhiều các chế độ khác để khuyến khích cho người lao động".
Cùng với đó, các địa phương cũng đã có nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp về đầu tư tại địa bàn, giúp giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn như: cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện về quỹ đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng. Đồng thời, thường xuyên tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh gắn với giải quyết việc làm cho lao động địa phương.


Ông Hoàng Trọng Cường, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Hoàng Trọng Cường, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trên cơ sở các quy hoạch đã được phê duyệt, chúng tôi tiếp tục kêu gọi thu hút đầu tư, đặc biệt là vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được phê duyệt. Vẫn trên tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp và các nhà đầu tư, chúng tôi vẫn trên tinh thần trách nhiệm, đó là cam kết về mặt bằng đúng thời hạn, về cơ chế chính sách, các thủ tục pháp lý để sớm hình thành các cụm công nghiệp, khu công nghiệp để phát triển huyện theo định hướng tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo".
Thanh Hóa là tỉnh có dân số đông thứ 3 cả nước, với nguồn lao động dồi dào, hằng năm toàn tỉnh Thanh Hóa có hàng trăm nghìn người đến tuổi lao động, cùng với đó là số học sinh, sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ra trường về tỉnh tìm việc làm. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp và địa phương thu hút nguồn nhân lực. Thực tế cho thấy, việc đưa doanh nghiệp về với nông thôn đang là "chìa khóa" để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội. Từ đó góp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho lao động nông thôn.

Trong 4 tháng, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%
Theo tổng hợp của Sở Xây dựng, trong 4 tháng năm 2025, các đơn vị kinh doanh vận tải đã vận chuyển hành khách đạt 8,6 triệu lượt, vận chuyển hàng hóa đạt 20,7 triệu tấn, doanh thu vận tải đạt 7.479 tỷ đồng, tăng 17,6%.

Có 16/19 sản phẩm công nghiệp ghi nhận sản lượng tăng so với cùng kỳ
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và khó khăn nội tại, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì đà phục hồi tích cực.

Thị xã Nghi Sơn xử lý trên 3.300 lồng, bè nuôi trồng thủy sản tự phát
Trước tình trạng lồng nuôi cá, bè nuôi hàu, nuôi vẹm tự phát trên địa bàn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường công tác tuyên truyền và tổ chức lực lượng xử lý hàng ngàn lồng.

Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi dày đặc và nguồn nước phong phú, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khai thác tiềm năng, đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

96,1% người lao động trong doanh nghiệp FDI được đóng các loại bảo hiểm
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 40 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động với hơn 174.000 lao động đang làm việc. 96,1% tổng số công nhân, lao động trong các doanh nghiệp FDI được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Sản xuất công nghiệp Thanh Hoá duy trì đà tăng trưởng
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và khó khăn nội tại, song hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì đà phục hồi tích cực.

Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Để tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp cụ thể.

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026
Chính phủ chính thức đề xuất Quốc hội mở rộng diện giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) với một số mặt hàng và kéo dài chính sách này đến hết năm 2026.

Tạo đà bứt phá tăng trưởng công nghiệp 2025
Công nghiệp là lĩnh vực có giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn nhất và là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, trong quý I, lĩnh vực này chỉ tăng trưởng 7,9%, thấp hơn kịch bản tăng trưởng 15,03% trở lên mà tỉnh đã đề ra. Do đó, việc tăng tốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án công nghiệp mới, cũng như tiếp tục gia tăng sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực của địa phương đang là giải pháp trọng tâm được các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp nỗ lực thực hiện, nhằm tạo đà thúc đẩy tăng trưởng bứt phá cho cả năm.

Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép gần 3200 tỷ đồng
Chiều ngày 13/5, tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, Công ty staBOO Thanh Hóa đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép OSB với tổng mức đầu tư lên đến gần 3200 tỷ đồng. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.