Thu hút dòng vốn FDI chất lượng vào Việt Nam
Việt Nam được nhận định là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại toàn cầu khó đoán định, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần chủ động tái cấu trúc cách tiếp cận dòng vốn FDI tập trung vào chất lượng, hàm lượng công nghệ cao để trở thành trung tâm sản xuất, trung chuyển mới tại khu vực.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 42.760 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 510 tỷ USD, xếp trong nhóm 15 quốc gia thu hút FDI lớn nhất toàn cầu. Ngày càng nhiều tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp lớn với công nghệ hiện đại đã và đang đầu tư tại Việt Nam.

Để tiếp tục thu hút dòng vốn FDI chất lượng, Việt Nam cần hoàn thiện thể chế, xóa bỏ các rào cản và nút thắt, phát triển trung tâm tài chính quốc tế, trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia; đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm mạnh chi phí kinh doanh và điều kiện kinh doanh không cần thiết. Cùng với đó, gia tăng đầu tư công cho nghiên cứu – phát triển, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, cả trong và ngoài nước, xây dựng, chuyển giao công nghệ thông qua các chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính hiệu quả. Các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng đầu tư dài hạn. Do đó, để tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp, phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách thu hút đầu tư, cơ sở hạ tầng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nguồn lao động.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%
Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, tôm là con nuôi có giá trị hàng hóa lớn, mang lại thu nhập cao. Để giảm thiểu các rủi ro, các hộ nuôi tôm ở Thanh Hóa đã đầu tư nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nhằm quản lý, kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng suất, sản lượng tôm.

Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7
Nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa và huy động sự tham gia đồng bộ, thống nhất từ các địa phương, Bộ Y tế sẽ triển khai Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng, chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7.

Từ 1/8, hàng nhập khẩu trị giá dưới 1 triệu đồng bị thu thuế VAT tự động
Từ ngày 1/8/2025, hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ (dưới 1 triệu đồng), vận chuyển thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ áp dụng thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động, áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, không phân biệt phương thức vận chuyển.

Khu vực kinh tế tập thể phát triển được 170 sản phẩm OCOP
Theo thống kê của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 6/2025, tỉnh Thanh Hóa có 645 sản phẩm OCOP, trong đó có 170 sản phẩm thuộc khu vực kinh tế tập thể.

Phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sen
Sáng 12/7, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Giới thiệu và nhân rộng mô hình sản xuất giống, trồng thương phẩm sen lấy hoa, lấy hạt và chế biến tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa". Hội thảo thuộc Dự án "Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sen trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa".

Kết nối hợp tác doanh nghiệp Thanh Hóa - Hải Phòng
Trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư tại thành phố Hải Phòng, lãnh đạo một số Sở, ngành, đơn vị và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã thăm và làm việc với các doanh nghiệp, doanh nhân tại thành phố Hải Phòng nhằm kết nối thông tin, đẩy mạnh liên kết, hợp tác, xúc tiến đầu tư.

Thanh Hóa phát triển mới 500 ha cây ăn quả
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, 6 tháng đầu năm toàn tỉnh đã phát triển mới được 500 ha cây ăn quả, nâng tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh đạt hơn 25.000 ha.

Cấp giấy chứng nhận xuất xứ với cho hơn 6.274 tấn ngao thương phẩm
Tỉnh Thanh Hóa có hơn 1.000 ha nuôi ngao, với tổng sản lượng đạt hơn 18.000 tấn/năm; sản phẩm thu hoạch và cung cấp ra thị trường quanh năm. Để nâng cao giá trị cho sản phẩm ngao thương phẩm, bên cạnh việc chú trọng các giải pháp tăng năng suất, sản lượng, chất lượng, các vùng nuôi còn bảo đảm các yêu cầu chất lượng của cơ quan chuyên môn trong chứng nhận xuất xứ sản phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.