Thu nhập 3 tỷ đồng/năm nhờ nuôi cá trên vùng đất ... cà phê
Lập nghiệp ở vùng chuyên canh cây cà phê, song cựu chiến binh Phạm Văn Luốn, thôn1, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum lại giàu lên từ nghề nuôi cá.
Sau hơn 13 năm dồn tâm sức cho nghề nuôi cá, bước sang tuổi 49, cựu chiến binh Phạm Văn Luốn đã gây dựng được một gia sản đáng mơ ước. Hiện tại, người cựu chiến binh này đang thuê 3 hồ thủy lợi có tổng diện tích mặt nước trên 30ha tại hai xã Đăk Ngọc và Đăk Bla của huyện Đăk Hà để nuôi thả cá. Với sản lượng trung bình xuất bán trên 500 tấn cá mỗi năm, trừ các khoản đầu tư, cựu chiến binh Phạm Văn Luốn còn lãi trên 3 tỷ đồng. Theo cựu chiến binh Phạm Văn Luốn, bí quyết mang lại thành công là dám nghĩ khác và làm khác.
“Nếu nhìn vào 1ha cà phê thì với mức thu nhập không thể đủ sống. Tôi đã được rèn rũa qua quân ngũ nên không gì có thể khuất phục được tôi. Tôi đã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm về nuôi cá. Tôi đã cố gắng học hỏi để có được nền tảng kinh tế thành công như ngày hôm nay”, ông Phạm Văn Luốn nói.
![]() |
Cùng với việc làm giàu cho gia đình, cựu chiến binh Phạm Văn Luốn cũng giúp nhiều hội viên ở huyện Đăk Hà có công ăn việc làm ổn định và sẵn sàng hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật để phát triển nghề nuôi thủy sản tại địa phương. Hiện tại, cựu chiến binh này đang hợp đồng với 8 lao động làm việc thường xuyên tại 3 hồ nuôi cá. Số lao động sẽ tăng lên từ 25-30 người thời điểm vào vụ thu hoạch cá trong năm.
Ông Vũ Văn Duân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Đăk Hà chia sẻ: “Với ý chí của một người cựu chiến binh, anh Luốn đã tìm tòi, học hỏi, có những cách làm sáng tạo để xây dựng được cơ ngơi như thế này. Anh Luốn tham gia công tác Hội rất tích cực, đặc biệt là thăm hỏi đồng chí đồng đội, rất có trách nhiệm với Hội và trách nhiệm với xã hội, đây là một tấm gương quý”.
Không tự bằng lòng với những gì đã làm được, cựu chiến binh Phạm Văn Luốn luôn tích cực tìm tòi, có những cách làm sáng tạo. Trên một diện tích hồ nuôi, người cựu chiến binh này kết hợp vừa nuôi cá lồng bè, vừa nuôi thả tự nhiên. Cùng với đó, giảm dần việc nuôi những loại cá đã phổ biến như cá rô phi, diêu hồng… tập trung đầu tư nuôi những loại cá cho giá trị kinh tế cao là cá trắm, thác lác và mở thêm hướng nuôi cá cảnh.
Để hàng trăm tấn cá có đầu ra ổn định, cùng với liên kết với các công ty chuyên xuất khẩu thủy sản, cựu chiến binh Phạm Văn Luốn cũng đã xây dựng được mạng lưới tiêu thụ cá tại thị trường Kon Tum và các tỉnh trong khu vực miền Trung- Tây Nguyên.
Theo Khoa Điềm/VOV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản
Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch
Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Ngành Thuế đổi mới mô hình tổ chức, hỗ trợ người nộp thuế
Hiện cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Mô hình này cho phép cơ quan thuế hoạt động gắn chặt với chính quyền địa phương, bao quát toàn bộ nguồn thu, tăng tính chủ động cho ngân sách địa phương.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 29,6% kế hoạch
Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước từ đầu năm đến ngày 30/6/2025 là trên 268.000 tỷ đồng, đạt 29,6% kế hoạch giao.

Linh hoạt ứng phó trước biến động thương mại
Thời gian qua, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng khoảng thời gian vàng 90 ngày Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Đồng thời linh hoạt, chủ động đa dạng hóa thị trường nhằm giữ nhịp sản xuất, xuất khẩu ổn định.

Hợp tác xã tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp hàng hóa
Thanh Hóa hiện có hơn 800 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, trong đó có khoảng 200 hợp tác xã chủ động tích tụ tập trung ruộng đất, ứng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Hoạt động của các hợp tác xã đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.

Đưa sản phẩm truyền thống xuất ngoại
Thanh Hóa có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như chiếu cói, mây tre đan, dệt thổ cẩm, bánh gai, nước mắm, nem chua. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tỉnh Thanh Hóa đang từng bước xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm truyền thống, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề và đưa sản phẩm truyền thống vươn xa.

Nguyên nhân hóa đơn tiền điện tháng 6/2025
Tháng 6 vừa qua, nhu cầu sử dụng điện của đa số các hộ đều tăng cao khiến số tiền phải nộp cũng tăng trông thấy. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với trường hợp đăng ký biến động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động như sau:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.