Thủ tướng chủ trì hội nghị làm việc với doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc
(Chinhphu.vn) - Sáng 14/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước về các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cùng tham dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương; lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại Nhà nước.
Tham dự hội nghị theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu 63 địa phương có Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp Nhà nước của địa phương.
Mở đầu hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã dành phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân tử vong trong vụ cháy tại Hà Nội và 7 nạn nhân tử vong do lũ quét tại Lào Cai đêm 12/9, rạng sáng 13/9.


Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân tử vong trong vụ cháy tại Hà Nội và 7 nạn nhân tử vong do lũ quét tại Lào Cai đêm 12/9, rạng sáng 13/9 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành trong thực hiện phát triển kinh tế, xã hội. Chúng ta xác định DNNN giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế Nhà nước, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Cộng đồng doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng đã nỗ lực không ngừng, vượt qua bao khó khăn, thách thức, tiếp tục nỗ lực vươn lên, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, để "đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay", như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu.
Trong 8 tháng năm 2023, dù chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình thế giới với đặc điểm chung là lạm phát neo ở mức cao, tăng trưởng chậm lại, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, sự chỉ đạo, điều hành khoa học, quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng duy trì đà "tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước" trên nhiều lĩnh vực.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm; tăng trưởng có xu hướng quý sau tốt hơn quý trước; thu ngân sách Nhà nước đạt 69,4% dự toán; nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt.
Tình hình sản xuất, kinh doanh có nhiều tín hiệu tích cực. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 8 tăng lên 50,5 điểm vượt qua ngưỡng 50 điểm (sau 6 tháng liên tiếp ở dưới mức 50 điểm), thể hiện sản xuất phục hồi và mở rộng, đơn đặt hàng mới tăng trở lại. Nhiều khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ, thúc đẩy tiến độ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm…
Bên cạnh những kết quả đạt được nói trên, ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, sức ép lạm phát, tăng trưởng gặp khó khăn, nhất là trong công nghiệp khi thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống của ta bị thu hẹp; giải ngân vốn đầu tư công và việc triển khai một số chính sách của 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội còn chậm…

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu mở đầu Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước có gần 680 DNNN (trong đó, có 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, chiếm gần 6% số doanh nghiệp cả nước và 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, chiếm gần 2,4%) nhưng nắm một lượng tài sản rất lớn hơn 3,8 triệu tỷ đồng (trong đó, vốn Nhà nước đầu tư gần 1,7 triệu tỷ đồng; riêng 478 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với tổng vốn trên 1,55 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu, chiếm khoảng 25,78% tổng vốn sản xuất, kinh doanh và 23,4% giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của toàn bộ doanh nghiệp cả nước).
Để DNNN thực sự trở thành "lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước" dẫn dắt các thành phần kinh tế khác, Thủ tướng đề nghị tập trung đánh giá tình hình, những thành tựu, đóng góp của DNNN, những tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách đối với khu vực doanh nghiệp này, những tồn tại hạn chế trong chính doanh nghiệp, những khó khăn nào xuất phát từ thể chế chính sách, những khó khăn nào xuất phát từ khâu triển khai thực hiện để, đề xuất rõ cấp nào, bộ nào cần xử lý các vướng mắc đó, từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tại các DNNN.
"Chúng ta phải lắng nghe tiếng nói doanh nghiệp, đặt mình vào vị trí doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi người chung tay, góp sức, nỗ lực trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để góp gió thành bão, vượt qua khó khăn", Thủ tướng nhấn mạnh.

Các đại biểu dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay, cần tập trung thúc đẩy có trọng tâm, trọng điểm 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng), tiếp tục củng cố, phát huy lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ, vực dậy lĩnh vực công nghiệp, trong đó tập trung cho lĩnh vực chế biến, chế tạo, tháo gỡ khó khăn thị trường, khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng....
Cùng với đó, cần nhận định, đánh giá đúng, sát vị thế, vai trò của DNNN hiện nay, từ đó làm rõ mục tiêu sắp xếp, cải cách khu vực DNNN phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Đây cũng là công việc phục vụ cho việc tổ chức sơ kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW năm 2017 của Trung ương khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, báo cáo cấp có thẩm quyền. Tinh thần là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với các DNNN.
Mặt khác, Thủ tướng nhấn mạnh, việc thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển của các DNNN cần góp phần tiếp tục cụ thể hóa, triển khai các thỏa thuận đạt được giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam với các nước, các đối tác, trong đó có Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhất là sau các chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cuối năm 2022 và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden mới đây.
Nhấn mạnh tinh thần "Non cao cũng có đường trèo/Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi", Thủ tướng mong muốn, với sự bản lĩnh, kiên định, năng động, sáng tạo, tinh thần yêu nước, trách nhiệm xã hội lớn, vì khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc ấm no, các đại biểu tập trung thảo luận, tìm ra giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tốt hơn, tập trung cho các động lực tăng trưởng, đặc biệt là về đầu tư.
Hà Văn

Xã Tân Ninh thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được thông tin
Sáng ngày 14/7, UBND xã Tân Ninh phối hợp với các Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan triển khai chương trình thu nhận mẫu AND cho thân nhân của các liệt sĩ chưa xác định được thông tin trên địa bàn xã.

Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách
Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng ngày 14/7, đồng chí Nguyễn Tiến Hiệu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu Công nghiệp tỉnh Thanh Hoá đã đến dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Cẩm Thủy; thăm hỏi, tặng quà các thương binh, bệnh binh và gia đình chính sách trên địa bàn các xã Cẩm Thủy, Cẩm Tú, Cẩm Thạch.

Giai đoạn 2021 – 2025, Thanh Hoá tìm kiếm quy tập 109 hài cốt liệt sĩ
Sáng ngày 14/7, Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, giai đoạn 2021 - 2025; tổng kết công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ mùa khô 2024 – 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 515 tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị có Đại tá Đinh Xuân Hướng, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 515 Quân khu 4; các đơn vị, sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Thanh Hoá.

An toàn giao thông 24h ngày 14/7/2025
An toàn giao thông 24h ngày 14/7/2025 có những nội dung chính sau: - Cục Cảnh sát giao thông tuyên truyền các biện pháp đảm bảo an toàn trên cao tốc - Ô tô đâm 2 xe máy rồi rơi xuống sông - Tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm giao thông

Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hoá đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030
Sáng ngày 14/7, Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hoá tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025-2030. Dự đại hội có Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống ma tuý và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh; Đại tá Vũ Văn Tùng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh của Thanh Hoá.

Tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2025
Ngày 14/7, UBKT Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2025. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm UBKT Trung ương dự và chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hoá có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phạm Thị Thanh Thuỷ, Uỷ viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ. Hội nghị cũng được kết nối trực tuyến đến 166 xã, phường trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ngày 14/7
Chiều ngày 14/7, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị cho ý kiến vào một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; lãnh đạo các sở ngành liên quan.

Bản tin Văn hóa ngày 14/7/2025
Mời quý vị và các bạn theo dõi Bản tin Văn hóa của Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa.

Tạm giữ hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất chuẩn bị đưa ra thị trường
Theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, Công an phường Sầm Sơn, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 2, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đột xuất khám kho đông lạnh Thanh Bình, địa chỉ tại Cảng Hới, phường Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây, các đơn vị chức năng đã tạm giữ hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất chuẩn bị đưa ra thị trường.

Dự án 17 năm chưa thể đưa vào hoạt động
Được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2008, dự án Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp của Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Phú Lộc tại xã Hoa Lộc đến nay vẫn chưa thể hoàn thiện. Nguyên nhân là do khoảng cách của dự án rất gần với khu dân cư, có nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.