Thủ tướng chủ trì hội nghị toàn quốc về chuyển đổi số quốc gia
Chiều 12/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án phát triển dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
Phiên họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới điểm cầu tại trụ sở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cùng tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ; Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số; Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Tổ phó Tổ công tác Đề án 06; các thành viên Ủy ban quốc gia và Tổ công tác triển khai Đề án 06, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, lãnh đạo, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc các bộ, lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số cấp tỉnh và Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đại diện một số doanh nghiệp.
Ngay trước Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo đã tham quan triển lãm mô hình, sản phẩm ứng dụng triển khai Đề án 06, thể hiện sự nỗ lực vượt bậc, tính tiên phong, xung kích của lực lượng công an trong triển khai Đề án 06.
"Thần tốc" xây dựng dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2023 là năm tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới, trong đó tập trung vào số hóa, làm giàu và kết nối dữ liệu; tăng cường bảo vệ dữ liệu; đẩy mạnh triển khai các dịch vụ công, tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã thể hiện quyết tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện thể chế số nhằm tạo lập hành lang pháp lý giúp kiến tạo sự phát triển trên không gian mới (không gian số), giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn chuyển đổi số thời gian vừa qua, giải quyết các "điểm nghẽn" nhằm thúc đẩy chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam. Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), cùng 1 Nghị định, 2 Chỉ thị, 1 Công điện, 7 Nghị quyết, 11 Thông báo kết luận của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đã được ban hành.

Xuất hiện nhiều điểm sáng, mô hình hay như việc xây dựng nhận thức số, đào tạo nhân lực số tại Đà Nẵng, xây dựng hạ tầng số tại Quảng Ninh; thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến với chiến dịch 92 ngày đêm tại Bình Phước; triển khai "trợ lý ảo" trong ngành tòa án; tăng tốc chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa… Ước tính sơ bộ, tỉ trọng kinh tế số/GDP trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%.
Về cơ sở dữ liệu, đến tháng 6/2023, với sự quyết tâm của Bộ Công an trong tổ chức triển khai Đề án 06, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối chính thức với 13 bộ, ngành, 4 doanh nghiệp và 63/63 địa phương để phục vụ khai thác thông tin dân cư.
Đã tiếp nhận tổng số 1.014.473.517 yêu cầu để tra cứu, xác thực thông tin công dân. Trong đó, số yêu cầu tra cứu, xác thực có thông tin đúng (100% trùng khớp các thông tin) với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là 604.825.046 yêu cầu; có thông tin sai lệch là 409.648.471 yêu cầu.
Việc khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp tiết kiệm chi phí sao in hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; hạn chế việc di chuyển; thời gian chờ đợi; hạn chế việc phải kiểm tra xác minh mà sử dụng dữ liệu của các bộ, ngành để xác thực, xác minh thông tin trên giấy tờ tùy thân; tinh gọn cán bộ, công chức tiếp dân, giảm tình trạng gặp gỡ trực tiếp, loại bỏ dần tình trạng "tham nhũng vặt"..., giúp tiết kiệm cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức được triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia với tiến độ thần tốc (trong vòng 6 tháng đạt khoảng 95% cơ quan, đơn vị) so với thời gian để các cơ sở dữ liệu quốc gia trước đó đạt mức độ bao phủ tương tự.
Tính đến hết ngày 30/6/2023, đã có 96 bộ, ngành, địa phương (33 bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố) hoàn thành kết nối và đồng bộ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức. Tổng số dữ liệu được đồng bộ tự động về cơ sở dữ liệu quốc gia đến thời điểm này là 2.087.114 hồ sơ (trong đó bộ, ngành là 132.626/253.837 hồ sơ, đạt 50,25%), địa phương là 1.974.488/2.030.095 hồ sơ, đạt 96,28%).
Đây là kết quả thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là sự "quyết tâm", quyết liệt của Bộ Nội vụ; kết hợp sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ, ngành, địa phương; năng lực triển khai hệ thống lớn của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Về hạ tầng số, đáng chú ý, các doanh nghiệp viễn thông di động đã triển khai phủ sóng được 2.416/3.924 thôn lõm sóng viễn thông, trong đó có 2.418 thôn lõm sóng giai đoạn 2021-2022 và phát sinh mới 1.506 thôn giai đoạn 2022-2023.
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia có chuyển biến rõ rệt. Lũy kế đến nay, Cổng có hơn 7,77 triệu tài khoản (tăng hơn 3,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái); hơn 212 triệu hồ sơ đồng bộ (tăng hơn 1,76 lần so với cùng kỳ năm ngoái); hơn 17,49 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái); 17,72 triệu hồ sơ trực tuyến từ Cổng (tăng hơn 4,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái); hơn 10,98 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 6,056 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái)…

6 tháng cuối năm phải làm tốt hơn 6 tháng đầu năm
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan và được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, đồng thời là công việc mới, khó, nhạy cảm. Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người, trên tinh thần lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực phát triển. Thời gian qua, nhiệm vụ này đã được triển khai bài bản, tích cực, đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm đặc biệt là việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đạt kết quả tương đối tốt so với nhiều nước, với quan điểm dữ liệu là quan trọng và cấp bách.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung báo cáo, thảo luận, đánh giá thực chất tình hình, kết quả đạt được trên tinh thần khách quan, trung thực, có minh chứng bằng số liệu cụ thể, nhận diện các tồn tại, hạn chế, yếu kém, vướng mắc, rào cản, điểm nghẽn; phát hiện đúng các nguyên nhân; chia sẻ những kinh nghiệm hay, bài học quý, những giải pháp cụ thể trong triển khai chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06; xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thời gian tới, cũng như trong dài hạn (thể chế; nhân lực số; xây dựng, chia sẻ, kết nối các cơ sở dữ liệu; an ninh, an toàn; tăng hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến; phát triển tiện ích cho người dân...)
Thủ tướng nhấn mạnh, trong 6 tháng cuối năm phải làm tốt hơn 6 tháng đầu năm và năm 2023 phải có kết quả cao hơn năm 2022, theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân sẽ có thêm lựa chọn dịch vụ Internet băng rộng
Chính sách thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp quy định tại Nghị định 193 ngày 19/2/2025 của Quốc hội vừa được Thủ tướng Chính phủ cụ thể hóa bằng quyết định cho phép Tập đoàn SpaceX 100% vốn nước ngoài được triển khai đầu tư và cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh Starlink tại Việt Nam.

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý dịch vụ lưu trú
Thanh Hóa hiện có khoảng 1.300 cơ sở lưu trú, trong đó có 150 cơ sở được xếp hạng từ 1 - 5 sao. Thời gian qua các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ vào quản lý lưu trú và vận hành, qua đó, mở ra nhiều cơ hội, giúp ngành du lịch, dịch vụ phát triển và gia tăng tiện ích khách hàng.

Miễn phí tạo mới tài khoản chữ ký số MySign Viettel cho người dân trên ứng dụng VNeID
Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết đã tích hợp dịch vụ chữ ký số MySign trên VNeID. Theo đó, công dân có tài khoản định danh mức 2 dễ dàng khởi tạo chữ ký số để ký các văn bản, giấy tờ ngay trên điện thoại di động và hoàn toàn miễn phí ký dịch vụ công trong vòng 12 tháng.

Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
Nhằm kiểm soát tốt nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, các hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, với quy trình khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ. Qua đó, ổn định đầu ra, từng bước nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm trong sản xuất nông nghiệp
Nhằm tiết kiệm nước, giảm nhân công, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, những năm qua, các đơn vị, Hợp tác xã và hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm trong sản xuất nông nghiệp.

Cho phép thí điểm dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX tại Việt Nam
Theo Quyết định 659 ngày 23/3 của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn SpaceX của Hoa Kỳ, đơn vị cung cấp dịch vụ Internet vệ tinh Starlink, đã được cho phép thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp tại Việt Nam.

Đẩy mạnh chuyển đổi số nâng cao hiệu quả cải cách hành chính
Chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục hành chính có vai trò rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho các tổ chức và cá nhân. Thông qua chuyển đổi số, các thủ tục hành chính trở nên minh bạch hơn do thông tin được lưu trữ trên hệ thống điện tử, đảm bảo tính toàn vẹn và không thể bị thay đổi. Chính vì vậy, thời gian qua, Thanh Hóa đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính.

Hơn 155.000 máy tính tại Việt Nam bị mã độc tống tiền tấn công
Năm 2024 và những tháng đầu năm 2025 chứng kiến sự hoành hành của virus, trong khi mã độc mã hóa dữ liệu đã thực sự trở thành cơn ác mộng. Thống kê của Bkav cho thấy, đã có 155.640 máy tính bị tấn công bởi mã độc tống tiền

MobiFone chính thức cung cấp dịch vụ 5G
Tổng công ty Viễn thông MobiFone công bố chính thức cung cấp dịch vụ 5G, giai đoạn đầu tập trung tại trung tâm các tỉnh, thành phố lớn. Trong thời gian tới, MobiFone sẽ tiếp tục nỗ lực mở rộng vùng phủ sóng, hướng đến mục tiêu phủ sóng 5G đến từng địa bàn xã thuộc 63/63 tỉnh, thành phố.

VCCI Thanh Hóa - Ninh Bình tổ chức khóa đào tạo ứng dụng AI và ChatGPT
Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình đã tổ chức khóa đào tạo “Ứng dụng AI và ChatGPT trong doanh nghiệp: Tối ưu - sáng tạo - hiệu quả”. Chương trình nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tiềm năng của AI, ChatGPT và truyền cảm hứng để doanh nghiệp khám phá và ứng dụng công nghệ này vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.