Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về tình hình kinh tế - xã hội
(Chinhphu.vn) - Ngày 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thời gian qua, chúng ta đã rất nỗ lực để triển khai 3 nhóm công việc lớn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tham dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; các đồng chí thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Cùng dự Hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; đồng chí Đinh Văn Ân, Trợ lý Tổng Bí thư. Tham dự Hội nghị tại các điểm cầu địa phương có các đồng chí lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo chương trình, Hội nghị tập trung thảo luận tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và 3 tháng năm 2023, tình hình triển khai Nghị quyết 01 của Chính phủ, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội quý II năm 2023 và thời gian tới; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2022.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, chúng ta đã kết thúc quý I, bước vào quý II của năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Chúng ta triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, nỗ lực đạt các mục tiêu đề ra theo các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong bối cảnh hậu quả của đại dịch COVID-19 chưa khắc phục được hết, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt hơn, kinh tế thế giới có xu hướng sụt giảm, lạm phát của các nước tuy hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, các nước tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, cầu giảm, thị trường thu hẹp, nhất là các thị trường lớn của Việt Nam, giá một số mặt hàng chiến lược, nguyên vật liệu đầu vào không ổn định, nhất là giá dầu. Những yếu tố bất ổn, rủi ro gia tăng, niềm tin suy giảm trên thị trường tài chính toàn cầu, một số ngân hàng tại Mỹ, châu Âu ngừng hoạt động, phá sản.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về tình hình KTXH - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Trong nước, quy mô nền kinh tế khiêm tốn nhưng có độ mở cao, sức chống chịu có hạn, một biến động nhỏ bên ngoài cũng có thể tác động lớn đến bên trong, trong điều kiện một nước phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi.
Trong bối cảnh đó, thời gian qua và trong quý I năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của nhân dân, sự hỗ trợ của bạn bè quốc tế, sự nỗ lực của chính quyền các cấp, chúng ta đã cơ bản đạt được các mục tiêu lớn: Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, tăng cường, mở rộng đối ngoại và hội nhập. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện, Liên Hợp Quốc vừa công bố xếp hạng "Chỉ số hạnh phúc toàn cầu" của Việt Nam tăng 12 bậc.
Tuy nhiên, các khó khăn, thách thức còn nhiều. Ngay từ đầu năm, chúng ta đã nhận định tình hình có khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội, thuận lợi và đến nay, chúng ta càng thấy nhận định này là đúng.
Cụ thể, sự hồi phục của doanh nghiệp sau COVID-19 còn còn nhiều khó khăn liên quan tới tiếp cận vốn, đất đai, thủ tục hành chính rườm rà, thị trường bị thu hẹp. Các thị trường bất động sản, vốn, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ để các thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững. Việc khắc phục các vấn đề liên quan tới cung ứng thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế cần nỗ lực, quyết liệt hơn nữa. Phản ứng chính sách của các bộ, ngành, địa phương cần kịp thời, hiệu quả hơn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân để phục hồi tốt hơn. Việc giải ngân đầu tư công, triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia còn khó khăn. Công tác cải cách hành chính cần được đẩy mạnh hơn và kỷ luật, kỷ cương hành chính cần được tăng cường hơn nữa.
Thủ tướng nêu rõ, thời gian qua, chúng ta đã rất nỗ lực để triển khai 3 nhóm công việc lớn: Các vấn đề tồn đọng, kéo dài cần nhiều thời gian để giải quyết như các dự án thua lỗ, ngân hàng yếu kém; các nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều hơn, nặng nề hơn với đòi hỏi ngày càng cao hơn khi quy mô nền kinh tế lớn hơn, dân số đông hơn; xử lý, ứng phó với các vấn đề đột xuất, bất ngờ.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá khách quan về kết quả, hạn chế, phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, nhận định tình hình, xác định các nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức thực hiện, nỗ lực khắc phục hạn chế, bất cập, vượt qua các khó khăn, thách thức, tập trung toàn lực để thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Hà Văn

Tập trung nguồn lực, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững
Sáng 4/4, đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã chủ trì hội nghị làm việc trực tuyến với 3 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam về đôn đốc triển khai thực hiện các kịch bản tăng trưởng đã được Chính phủ giao và một số nội dung khác. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Chuyển đổi xanh - động lực phát triển bền vững
Ngày 4/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hội Nước sạch và môi trường Việt Nam tổ chức hội thảo "Chuyển đổi xanh: động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ". Tham dự hội thảo có đồng chí Lê Đức Giang - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Bộ Nông nghiệp và môi trường, lãnh đạo các Sở ngành liên quan; các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực môi trường.

Vang mãi bản hùng ca Hàm Rồng chiến thắng
Chiến tranh đã lùi xa, chiến thắng Hàm Rồng đã đi vào lịch sử nhưng bản hùng ca Hàm Rồng vẫn còn vang mãi đến hôm nay và mai sau. Những bài học về ý chí quyết thắng, sức mạnh của chiến tranh Nhân dân, niềm tự hào dân tộc trong chiến thắng Hàm Rồng vẫn sẽ được phát huy giá trị trong xây dựng và phát triển.

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tháng 4/2025
Ngày 4/4, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị để cho ý kiến đối với một số Tờ trình của Ban Thường vụ Đảng ủy UBND tỉnh và một số nội dung quan trọng khác.

Những cống hiến to lớn của đồng chí Khamtay Siphandone đối với sự nghiệp cách mạng Lào
Trong cả cuộc đời, đồng chí Khamtay Siphandone đã cống hiến trí tuệ, sức lực vì sự nghiệp cách mạng của đảng Nhân dân cách mạng Lào, vì sự phát triển của đất nước và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân Lào các dân tộc.

Tiếp nhận gần 1000 hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lái xe trực tuyến
Sau 1 tháng tiếp nhận nhiệm vụ cấp, đổi giấy phép lái xe, đến nay, phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh đã tiếp nhận giải quyết hơn 3.700 hồ sơ. Trong đó, có hơn 2.700 hồ sơ là tiếp nhận trực tiếp tại Trung tâm hành chính công của tỉnh và 997 hồ sơ tiếp nhận trực tuyến trên Cổng dịch vụ công.

Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2025 dự kiến khai mạc vào tối 24/4
UBND thị xã Nghi Sơn vừa ban hành Kế hoạch số 138 về việc tổ chức Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2025. Theo đó, chương trình dự kiến khai mạc vào 20h ngày 24/4 tại Quảng trường biển, Khu du lịch biển Hải Hòa.

Hiệu quả sản xuất cây trồng hàng hóa trong vụ xuân
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã gieo trồng trên 97% diện tích vụ xuân. Nhờ chú trọng tích tụ, tập trung ruộng đất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết, một số diện tích vụ xuân đã bước đầu cho thu hoạch và mang lại thu nhập cao.

Phát huy truyền thống Nhà máy điện Hàm Rồng
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng năm 1965, Công ty Điện lực Thanh Hóa, khi đó là Nhà máy Điện Hàm Rồng là mục tiêu đánh phá trọng yếu của không quân Mỹ. Trong những năm tháng đó, cán bộ, công nhân viên Nhà máy điện Hàm Rồng đã chiến đấu với tinh thần "Trái tim người thợ điện còn đập thì dòng điện không bao giờ tắt". Trong suốt 60 năm qua, tinh thần ấy vẫn được các thế hệ cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Thanh Hóa phát huy, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh.

Cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Thanh Hóa tham gia hiến máu tình nguyện
Hưởng ứng "Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện", sáng ngày 3/4, Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức phát động Lễ hội hiến máu tình nguyện năm 2025 với chủ đề "Giọt hồng an ninh – vì hạnh phúc Nhân dân" lần thứ V.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.