ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thủ tướng: Không thể hời hợt, bán rẻ giá trị văn hóa du lịch Việt Nam

Các công ty du lịch Việt Nam cần có tính tự hào, tự tôn dân tộc trong kinh doanh du lịch chứ không phải kinh doanh bằng bất cứ giá nào. Phải làm sâu sắc hơn hình ảnh quê hương, đất nước trước du khách, không thể hời hợt và bán rẻ giá trị văn hóa du lịch Việt Nam với thế giới.

16/02/2019 23:56

 

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng nhấn mạnh điều này tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung - Tây Nguyên ở Thừa Thiên Huế, sáng nay, 16/2.

“Không có hệ đếm hay mỹ từ nào đủ để có thể nói hết, tô điểm hết được các tài nguyên du lịch quá đặc sắc và phong phú của miền Trung – Tây Nguyên”, Thủ tướng khẳng định. Du lịch ở khu vực này đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển các cụm ngành du lịch như: Cụm ngành du lịch nghỉ dưỡng, cụm ngành du lịch văn hóa, lịch sử, cụm ngành du lịch di sản, cụm ngành du lịch biển đảo, cụm ngành du lịch sinh thái, cụm ngành du lịch khám phá đồi núi, đặc biệt là cụm ngành khám phá hang động. Chúng ta hiểu là một cụm ngành bao gồm nhiều ngành có liên quan, trong đó, trung tâm là tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân tạo, xoay quanh là các dịch vụ ăn uống, ngủ, nghỉ, vui chơi, giải trí. Ngoài ra còn có các ngành cung cấp các yếu tố đầu vào, các dịch vụ hỗ trợ có liên quan như đào tạo nhân lực, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cung cấp các sản phẩm địa phương, quản lý tài sản, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe và an ninh an toàn.

Không để “chặt chém” thành thương hiệu ở một số địa phương

Theo Thủ tướng, phát triển du lịch phải đặt vấn đề cụm ngành đồng bộ chứ không phải khai thác tài nguyên du lịch một cách đơn thuần. Tính chất giàu tài nguyên và di sản nơi đây cho thấy sự hội tụ của linh khí trời và đất, là vùng đất thiêng liêng, nơi giao hòa giữa tự nhiên và con người.

Tuy nhiên, tài nguyên du lịch nơi đây nhìn chung vẫn như “viên ngọc thô chưa được mài dũa hoặc chưa tìm được người thợ dũa xứng đáng”. Bên cạnh đó, việc nhiều tài nguyên du lịch đôi khi cũng là bất lợi, khiến chúng ta khó tìm được một bản sắc, sự nhận diện thương hiệu, lưỡng lự trong lựa chọn ưu tiên, kể cả ưu tiên đầu tư trong điều kiện nguồn lực có giới hạn. Nhiều tài nguyên đôi khi còn là cái bẫy dẫn đến sự thiếu quan tâm, chắt chiu đúng mực trong quản lý, phân bổ, khai thác, sử dụng, khiến cho tài nguyên dễ bị lãng phí, không hiệu quả, bởi tài nguyên dẫu có vô tận nhưng nếu không biết khai thác thì cũng bị cạn kiệt, suy thoái. Nhiều tài nguyên cũng có thể khiến chúng ta chỉ tập trung vào khai thác tài nguyên mà thiếu chú trọng đầu tư những yếu tố khác, do vậy cần quan tâm cả đến những yếu tố mang tính hỗ trợ nhưng không kém phần quan trọng để phát huy cao nhất các giá trị của tài nguyên. Thủ tướng lấy ví dụ, biển rất đẹp nhưng môi trường biển bị xâm hại, rác thải nhựa và chất thải rắn khác có thể làm mất đi tài nguyên vô giá là biển của miền Trung.

Ảnh VGP/Quang Hiếu

“Chúng ta cần tư duy phát triển du lịch theo nguyên lý lấy cụm ngành làm trung tâm chứ không phải lấy tài nguyên du lịch làm trung tâm”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đánh giá cao kết quả du lịch miền Trung – Tây Nguyên đạt được như đón trên 8,4 triệu lượt khách quốc tế năm 2018 so với 15,5 triệu của cả nước, tức chiếm hơn một nửa; số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh; có nhiều khu du lịch đẳng cấp quốc tế, Thủ tướng cũng chỉ ra một số mặt tồn tại, bất cập khiến cho “viên ngọc chưa được sáng”.

Theo Thủ tướng, về tổng thể, du lịch miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung còn mất cân đối, thiếu sâu sắc, nhạt bản sắc hoặc sắc thái chưa ấn tượng, nói chung là thiếu một kiến trúc du lịch mang bản sắc Việt Nam rõ nét. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch bị phân mảnh trong quản lý, khai thác, sử dụng; mức chi tiêu trung bình của du khách còn thấp. Lâu nay, chúng ta chỉ tư duy phát triển du lịch như là một ngành duy nhất, thay vì phát triển theo cụm ngành. Nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch để làm hài lòng du khách vẫn là câu hỏi lớn. Ngành du lịch còn chậm đổi mới cả nội dung lẫn hình thức. Ví dụ, theo Thủ tướng, rất lâu rồi chúng ta vẫn nghe những chủ đề cũ như “con đường di sản miền Trung”, “kết nối di sản”, những chủ đề này đã rất thành công nhưng có vẻ “chúng ta đang ngủ quên trên vòng nguyệt quế”.

Đặc biệt, bên cạnh thực tế nguồn nhân lực du lịch không chỉ thiếu và yếu về trình độ chuyên môn lẫn kỹ năng, kỹ thuật mà còn có tồn tại tình trạng chặt chém du khách, cùng với vấn nạn taxi dù, chèo kéo, bán hàng rong, mất vệ sinh, thiếu an ninh, một vài trường hợp lừa đảo, ép khách du lịch đã làm xấu bộ mặt du lịch và hình ảnh người Việt Nam, đất nước Việt Nam anh hùng trong mắt bạn bè, nhà đầu tư. Thủ tướng cho biết, có 3,74 triệu tin, bài liên quan đến từ khóa “chặt chém” trên công cụ tìm kiếm và nêu ví dụ một nhà hàng ở thành phố Nha Trang bán có một đĩa rau mà lấy của khách hàng tới 500.000 đồng;  hay hiện tượng xích lô đi lòng vòng rồi từ lúc đầu nói 20.000 đồng nhưng sau lấy của khách 200.000 đồng.

Thủ tướng nhấn mạnh, mặc dù chỉ mang tính cá biệt nhưng hiện tượng này rất tai hại đối với một đất nước, do vậy chúng ta phải lên án, xử lý nghiêm và nhắc nhở, đừng bao giờ để những từ chặt chém, níu kéo du khách thành “thương hiệu” ở một số địa phương.

Thủ tướng lấy ví dụ về cách làm du lịch cộng đồng ở Hội An, “anh vào cửa hàng, có thể buổi sáng sớm, anh chọn, anh trả giá, anh không thích và đi ra, người ta vẫn cảm ơn, hướng dẫn đường cho anh tới cửa hàng khác, có mặt hàng này, mặt hàng kia, chứ không phải không mua thì chửi đổng”.

Ảnh VGP/Quang Hiếu


Những câu hỏi lớn, đã giải, nhưng chưa xuất sắc

Để phát triển du lịch bền vững, Thủ tướng đặt ra cho ngành 5 câu hỏi: Thứ nhất, làm thế nào để du khách tìm đến Việt Nam đông hơn. Thứ hai, làm thế nào du khách ở lại lâu hơn thay vì đòi đi sớm hơn. Thứ ba, làm thế nào để du khách tiêu tiền nhiều hơn thay vì không có gì để chi tiêu - “Ông Chủ tịch, Bí thư phải ngồi ở sân bay, bến xe quan sát khi người khách đến tỉnh của mình mua cái gì, sắm cái gì”, Thủ tướng gợi ý. Thứ tư, làm thế nào để khách kể lại câu chuyện du lịch thú vị với người thân, với bạn bè một cách đầy hứng khởi, thay vì chê bai, kể một cái xấu gì đó ở Việt Nam. Thứ năm, làm thế nào du khách quay trở lại sớm nhất có thể chứ không phải một đi không trở lại.

Thủ tướng cho rằng, nhìn cách tổng thể, những năm qua, ngành du lịch đã trả lời được một số câu hỏi trên, như tỷ lệ khách đến Việt Nam đông hơn, thời gian lưu trú có cải thiện hơn, du khách chi tiêu nhiều hơn, những câu chuyện hay về Việt Nam bắt đầu được kể đến… Tuy nhiên, nhìn từ thực tế cho thấy các câu trả lời vẫn chưa thực sự xuất sắc lắm và ngành du lịch Việt Nam nói chung, khu vực miền Trung – Tây Nguyên còn nhiều việc phải làm.

Và việc phải làm đầu tiên là giữ môi trường sạch sẽ, ngăn nắp, trật tự, an toàn, vui vẻ, luôn nở nụ cười trên môi. Do đó, ngành du lịch cần độc đáo, hấp dẫn hơn, tiếp cận dễ dàng hơn, nhiều dịch vụ sẵn có hơn, hoạt động phong phú hơn, dịch vụ hỗ trợ tốt hơn, giá cả phải chăng hơn. Vì vậy, các địa phương, sau hội nghị này, cần rà soát, phân tích lại xem tài nguyên du lịch của chúng ta hiện có đã được khai thác, sử dụng có hiệu quả chưa, có được trao đúng thợ kim hoàn có năng lực và tiềm lực chưa. Đi liền với đó, cần thống kê, phân loại, xếp hạng và tổ chức các hoạt động khai thác, phân bổ, sử dụng các tài nguyên du lịch. Cần kiên quyết thu hồi các tài nguyên du lịch đã giao nhưng chủ đầu tư không đầu tư, không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả, làm hư hại, xuống cấp tài nguyên.

Thủ tướng khẳng định, thành quả đạt được của ngành du lịch cả nước cũng như miền Trung – Tây Nguyên có vai trò, sự  đóng góp quan trọng của các nhà đầu tư chiến lược, các doanh nghiệp lớn mà phần đông có mặt hôm nay, như Sungroup, FLC, Mường Thanh, Vingroup, Savico… đặc biệt là sự đóng góp của 4 hãng hàng không Việt Nam. Thủ tướng mong muốn cộng đồng doanh nghiệp chung tay, đồng hành cùng Chính phủ, chính quyền địa phương đầu tư, phát triển mạnh mẽ hơn nữa du lịch miền Trung – Tây Nguyên. “Thiếu doanh nghiệp, thiếu các tập đoàn lớn, không có hãng lữ hành, không có khu du lịch, khu vui chơi, giải trí thì khó thành công, phát triển du lịch”.

Theo Thủ tướng, ngành du lịch cần suy nghĩ làm sao đưa văn hóa bản địa của chúng ta đến với du khách một cách sâu đậm, ấn tượng hơn, cùng với dấu chân du khách lan tỏa trên toàn thế giới, hay thổi hồn vào các câu chuyện văn hóa, lịch sử của đất nước.

Với miền Trung, cần chú trọng phát triển du lịch cộng đồng, homestay để đưa thế giới đến gần với người dân hơn, đưa văn hóa bản địa ra thế giới và tạo thu nhập cho người dân tốt hơn.

Cần tránh phong trào trong đầu tư du lịch, ví dụ “thấy tỉnh bạn làm chợ đêm thì tỉnh mình cũng làm chợ đêm, thấy người ta tổ chức lễ hội, mình cũng làm lễ hội mặc dù không có hiệu quả”. Điều quan trọng là phải làm cho sản phẩm du lịch địa phương độc đáo, khác biệt, đổi mới liên tục.

Thủ tướng đề nghị ngành du lịch lập danh sách công dân ưu tú của các nước để nới lỏng điều kiện, thuận lợi hơn nữa, tốt hơn như cấp thẻ xanh cho công dân ưu tú các nước. Về chính sách thị thực được nhiều đại biểu quan tâm, Thủ tướng cho biết, ông vừa ký Nghị quyết áp dụng visa điện tử cho thêm 34 nước, như vậy, có 105 nước, vùng lãnh thổ áp dụng visa điện tử. Chính phủ luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu để tháo gỡ cho ngành du lịch phát triển.

Nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ trong ngành du lịch, Thủ tướng đề nghị hợp tác với Google cập nhật các điểm đến trên bản đồ của Google (cũng là một cách quảng bá hiệu quả) để tăng khả năng tiếp cận điểm đến cho du khách, đăng ký thông tin lưu trú, quán ăn, các dịch vụ vui chơi, giải trí trên agoda, booking.com…

Thủ tướng cũng nêu rõ, không có cách nào quảng bá hiệu quả hơn việc xây dựng hình ảnh: Mỗi người dân Việt Nam là một đại sứ du lịch.

Đối với các công ty du lịch Việt Nam, theo Thủ tướng, cũng cần có tính tự hào, tự tôn dân tộc trong kinh doanh du lịch chứ không phải kinh doanh bằng bất cứ giá nào. Phải làm sâu sắc hơn hình ảnh quê hương, đất nước trước du khách, không thể hời hợt và bán rẻ giá trị văn hóa du lịch Việt Nam với thế giới.

Các địa phương cần “bứt phá” trong việc giải quyết các điểm nghẽn về đất đai và phân bổ tài nguyên du lịch cho nhà  đầu tư có năng lực.

Về phía Chính phủ, Thủ tướng khẳng định, tiếp tục giữ gìn môi trường hòa bình, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội để mọi người dân, du khách yên tâm; đồng thời cho biết, vừa ban hành văn bản chỉ đạo về việc một Việt kiều về nước bị kẻ xấu tấn công, yêu cầu truy tìm, xử lý nghiêm tội phạm.

Ảnh VGP/Quang Hiếu

Tại hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chứng kiến các địa phương miền Trung trao quyết định chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp, trong đó, có các “sếu đầu đàn” như Tập đoàn FLC với 4 dự án, tổng vốn hơn 2.800 tỷ đồng. Cũng tại hội nghị, Thừa Thiên Huế ký hợp tác chiến lược với các tập đoàn lớn gồm FLC, Sovico, Viettravel về xúc tiến đầu tư, quảng bá điểm đến du lịch, mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng thăm và làm việc tại huyện Nông Cống

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng thăm và làm việc tại huyện Nông Cống

19:46 , 08/05/2024

Ngày 08/5, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đã có chuyến công tác tại huyện Nông Cống, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Tham gia đoàn công tác có các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ngành cấp tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh.

Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và hoạt động của các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, spa trên địa bàn tỉnh

Tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và hoạt động của các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, spa trên địa bàn tỉnh

15:34 , 08/05/2024

Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành văn bản về việc tăng cường quản lý hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và hoạt động của các cơ sở dịch vụ thẩm mỹ, spa trên địa bàn tỉnh.

Khảo sát tình hình hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân

Khảo sát tình hình hoạt động của các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân

20:20 , 07/05/2024

Ngày 7/5, Đoàn khảo sát của Thường trực Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh đã tiến hành khảo sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2023 tại Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Tâm An, Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh.

Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh dự sinh hoạt Chi bộ Chợ Rủn, Đảng bộ xã Đông Khê, huyện Đông Sơn

Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh dự sinh hoạt Chi bộ Chợ Rủn, Đảng bộ xã Đông Khê, huyện Đông Sơn

20:15 , 07/05/2024

Chiều ngày 7/5, đồng chí Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh đã dự sinh hoạt chi bộ Chợ Rủn, Đảng bộ xã Đông Khê, huyện Đông Sơn.

Giao ban trực tuyến Dự án Đường dây 500kV mạch 3

Giao ban trực tuyến Dự án Đường dây 500kV mạch 3

20:10 , 07/05/2024

Sáng ngày 7/5, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã chủ trì họp giao ban Dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Tại điểm cầu Thanh Hoá, đồng chí Mai Xuân Liêm, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tham dự cuộc họp.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá tiếp xúc cử tri theo chuyên đề với cử tri bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hoá

Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá tiếp xúc cử tri theo chuyên đề với cử tri bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hoá

20:10 , 07/05/2024

Chiều ngày 7/5, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, cùng các đại biểu Quốc hội trong đoàn đã tiếp xúc cử tri theo chuyên đề với cử tri ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hoá, lấy ý kiến về Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

19:46 , 07/05/2024

Sáng ngày 7/5, tại Sân vận động tỉnh Điện Biên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên đã tổ chức trọng thể Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.

Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

10:46 , 07/05/2024

(Chinhphu.vn) - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).

Phiên họp thứ 7 Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh

Phiên họp thứ 7 Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh

19:55 , 06/05/2024

Chiều ngày 06/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh tổ chức phiên họp thứ 7 đánh giá kết quả công tác của Ban Chỉ đạo từ phiên họp thứ 6 đến nay và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì phiên họp. Dự phiên họp có đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và thành viên Ban Chỉ đạo.

Đồi A1 - Chứng tích của những trận đánh huyền thoại

Đồi A1 - Chứng tích của những trận đánh huyền thoại

19:50 , 06/05/2024

Nằm ở phân khu phía Đông của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đồi A1 giữ vị trí đặc biệt quan trọng để bảo vệ Sở chỉ huy tập đoàn và sân bay Mường Thanh của thực dân Pháp. Sau 39 ngày đêm chiến đấu anh dũng, ngoan cường để giành giật với địch từng mét giao thông hào, đúng 20h30 phút ngày 6/5/1954 khối bộc phá gần 1000 kg của ta phát nổ trên đỉnh đồi A1 đã phá tan cánh cửa phòng ngự phía Đông, tạo điều kiện cho quân ta tấn công tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.