Đường dây nóng: 0237 3721150

Thủ tướng muốn "xóa sổ" tình trạng nông sản được mùa, mất giá

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng chế biến sâu là hướng đi quan trọng để chủ động với thị trường toàn cầu hay giải quyết tình trạng được mùa, mất giá.

21/02/2020 15:18

Sáng nay (21/2), tại Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam có tiến bộ đáng mừng, từ một nước thiếu ăn trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD. 

 

Thủ tướng muốn “xóa sổ” tình trạng nông sản được mùa, mất giá - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

Hiện nay, nông nghiệp Việt Nam còn tiềm năng lớn, có thể làm giàu từ nông nghiệp. Tuy vậy, lãng phí và thất thoát trong nông nghiệp vẫn còn cao trong các khâu chế biến, thu hoạch, bảo quản. Cơ giới hóa còn thấp, thấp hơn cả Thái Lan, nên năng suất lao động nông nghiệp thấp.

Thủ tướng nhất trí với quan điểm nếu không chế biến khó tăng giá trị nông sản và cho rằng đẩy mạnh xuất khẩu nông sản tươi cũng rất cần thiết, nhưng chế biến sâu là hướng đi quan trọng.

“Chế biến giúp chúng ta chủ động với thị trường toàn cầu, hay giải quyết tình trạng được mùa, mất giá. Ví dụ như thanh long có thể giữ 20 ngày, chuối 40 ngày nên nếu vận chuyển xa thì khó giữ tươi, khâu bảo quản phức tạp” - Thủ tướng nói.

Ở Việt Nam, nơi đâu cũng có đặc sản và sản phẩm nông nghiệp, vậy nên vấn đề tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường là điều rất quan trọng. Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thị trường nội địa trong thời gian tới, đây được xem là ưu tiên hàng đầu để nhân dân có nông thủy sản sạch, có chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Theo Thủ tướng, cần xây dựng thương hiệu nông sản và từ đó có thể quy hoạch vùng nguyên liệu quy mô lớn, bởi bây giờ làm nhỏ lẻ thì không ăn thua. Muốn vào siêu thị lớn, trung tâm lớn, xuất khẩu lớn thì quy hoạch vùng nguyên liệu rất quan trọng.

Về cạnh tranh, Thủ tướng nêu quan điểm muốn cạnh tranh được cần tiếp tục giảm giá thành, giảm chi phí, nhất là chi phí logistics, chi phí vận chuyển, đơn cử như trường hợp xuất khẩu một quả xoài từ Đồng Tháp thì chi phí logistics chiếm khoảng 50%.

 

Thủ tướng muốn “xóa sổ” tình trạng nông sản được mùa, mất giá - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, sáng 21/2

Thủ tướng cũng nêu rõ yêu cầu về xây dựng một nền nông nghiệp tín nhiệm, đó là nông nghiệp sạch, an toàn, chất lượng, nông nghiệp hữu cơ.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh tầm nhìn phát triển công nghiệp chế biến nông sản, phấn đấu đến 2030 đứng trong tốp 10 thế giới, là một trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu.

Về tầm nhìn phát triển cơ giới hóa nông nghiệp, phấn đấu đến 2030, cơ giới hóa đồng bộ, hiện đại ở các ngành hàng chủ lực, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và giảm tổn thất trong nông nghiệp. Từ tầm nhìn này, cần thiết kế các giải pháp, nhất là đối với các khâu còn yếu như khâu giết mổ trong chăn nuôi, khâu bảo quản trong trồng trọt, một khâu còn thất thoát lớn…

Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, khẩn trương hoàn thành xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa và công nghiệp chế biến nông sản đến năm 2030 và Đề án phát triển 3 ngành chế biến để phấn đầu đứng trong top 5 nước hàng đầu thế giới về: Chế biến rau, củ, quả; thủy, hải sản; gỗ và sản phẩm từ gỗ; trình Chính phủ ban hành Nghị định về chính sách đẩy mạnh cơ giới hóa trong nông nghiệp thay thế Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013.

Bộ Công Thương triển khai Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam, trong đó có các loại máy kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp, các loại máy canh tác, bảo quản, chế biến sản phẩm nông lâm ngư nghiệp thuộc danh mục ưu tiên đầu tư phát triển…

Châu Như Quỳnh/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ

08:55 , 19/07/2025

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025

08:49 , 19/07/2025

Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi

20:27 , 18/07/2025

Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử

16:26 , 18/07/2025

Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ

07:03 , 18/07/2025

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt  chuẩn

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn

07:00 , 18/07/2025

Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp

07:00 , 18/07/2025

Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững

23:03 , 17/07/2025

Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ

08:59 , 17/07/2025

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

08:57 , 17/07/2025

Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.