Thủ tướng: Phải cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương của Đảng; giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước
Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Phải cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương của Đảng; giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cùng dự cuộc họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ.
Phiên họp thảo luận, cho ý kiến về 5 dự án luật gồm: (1) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; (2) Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi); (3) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; (4) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; (5) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
Các dự án luật này có ý nghĩa quan trọng trong hoàn thiện quy hoạch phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy sau khi sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, mở rộng không gian phát triển mới cho từng địa phương, khu vực; tăng cường phân cấp, phân quyền về quản lý tài chính cho các địa phương; thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn và minh bạch; hoàn thiện khung khổ pháp lý để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiệu quả, an toàn, phù hợp với thực tiễn…

Thủ tướng phân công các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ đạo việc chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật; giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến của thành viên Chính phủ và ý kiến tại Phiên họp, hoàn thiện, sớm trình ban hành Nghị quyết Phiên họp để các bộ, cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện, trình các dự án luật - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tạo cơ hội, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần quy hoạch phải thuận thiên, khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của đất nước, của vùng, của địa phương, phát huy được sức mạnh, cộng hưởng được nguồn lực.
Trong quy hoạch phải nhìn xa, trông rộng, nghĩ sâu, làm lớn; Trung ương xây dựng các quy hoạch quốc gia, các quy hoạch liên quan kết nối vùng, quốc tế; các bộ ngành xây dựng quy hoạch ngành; cấp tỉnh làm quy hoạch tỉnh. Việc thẩm định quy hoạch cần phát huy tính chủ động của cơ quan chủ trì xây dựng quy hoạch và cá thể hóa trách nhiệm.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần không phát sinh thêm thủ tục mới, phải cắt giảm ít nhất 30% thủ tục và thời gian, chi phí tuân thủ; đảm bảo quyền tự do kinh doanh, tạo cơ hội, điều kiện cho người dân, doanh nghiệp đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền, lợi ích, hợp pháp chính đáng của họ, giảm tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm, giải phóng sức sản xuất, phát huy mọi nguồn lực của đất nước.
Đồng thời, phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế của Việt Nam, các FTA đã ký kết; nghiên cứu dùng dự án luật này để sửa nhiều luật khác có liên quan để tháo gỡ các vướng mắc, những nội dung còn mâu thuẫn, không phù hợp thì áp dụng luật này.
"Khi người ta bỏ tiền ra kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân thì không có lý do gì lại gây phiền hà, ách tắc cho họ", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành tập trung chỉ đạo, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật theo đúng quy định để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 tới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Về dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Thủ tướng cho rằng cần rà soát, thiết kế chính sách mang tính đổi mới mạnh mẽ, cách mạng, đột phá hơn nữa; nhấn mạnh phải nuôi dưỡng nguồn thu; giảm tỉ trọng chi thường xuyên, còn chi đầu tư phát triển dứt khoát phải tăng lên; quản lý, kiểm soát nợ công, bội chi ngân sách bảo đảm hiệu quả, khả năng trả nợ; tăng ngân sách dự phòng trong bối cảnh hiện nay khi tình hình biến đổi rất nhanh.
Cùng với đó, phân cấp, phân quyền hơn nữa, tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của Quốc hội và tính chủ động của Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; đề xuất nâng quy mô vốn của dự án quan trọng quốc gia phải báo cáo Quốc hội để phù hợp với quy mô nền kinh tế. Đồng thời, nâng cao hơn nữa vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương; cương quyết xóa bỏ cơ chế xin cho; thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu sửa đổi một số nội dung liên quan các luật trên nhằm phù hợp với việc sắp xếp chính quyền địa 2 cấp; xử lý các vướng mắc và các vấn đề cấp bách phục vụ thúc đẩy tăng trưởng…
Liên quan một số nội dung cụ thể trong dự án một luật sửa nhiều luật này, Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu quy định theo hướng đấu thầu hoặc chỉ định thầu đều phải đạt mục tiêu hoàn thành dự án bảo đảm đúng thời gian, đúng chất lượng, không đội giá; mở rộng áp dụng hợp tác công tư với các công trình trong tất cả các lĩnh vực; phân biệt rõ về tiêu chuẩn, tiêu chí khác nhau giữa chủ đầu tư và nhà thầu tại các dự án (với nhà đầu tư cần nhấn mạnh yêu cầu về vốn, với nhà thầu cần nhấn mạnh yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm); xử lý nghiêm các trường hợp khai lậu thuế…

Các Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Mai Văn Chính dự và phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương của Đảng
Kết luận chung về phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các bộ, cơ quan đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các dự án luật và các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, có chất lượng của các thành viên Chính phủ và các đại biểu tham dự Phiên họp; yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành tập trung chỉ đạo, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các dự án luật theo đúng quy định để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025.
Thủ tướng Chính phủ phân công các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ đạo việc chỉnh lý, hoàn thiện các dự án luật; giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến của thành viên Chính phủ và ý kiến tại Phiên họp, hoàn thiện, sớm trình ban hành Nghị quyết Phiên họp để các bộ, cơ quan nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện, trình các dự án luật.
Thủ tướng nhấn mạnh cần tiếp tục rà soát, quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương, đường lối của Đảng, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế, đặc biệt là cắt giảm các thủ tục rườm rà theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và Nghị quyết của Chính phủ, giảm thời gian, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh số hóa và bảo đảm an toàn, an ninh mạng để giảm tiếp xúc trực tiếp, tăng cường công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu tăng cường phân cấp, phân quyền tối đa đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; phát huy tính sáng tạo, chủ động của các cấp, các ngành, theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; bỏ tư duy "không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm", thực hiện "không biết thì không quản", ai làm tốt nhất thì giao việc, những gì doanh nghiệp và người dân làm tốt hơn thì thiết kế quy định để người dân và doanh nghiệp làm.

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết chủ động phối hợp với các cơ quan của Quốc hội trong việc trình, tiếp thu, hoàn thiện, trình các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, trực tiếp chỉ đạo, chú ý bố trí nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, tài chính cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế; đồng thời phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các ngành, cơ quan, nhất là giữa các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan.
Quá trình xây dựng, hoàn thiện các dự án luật cần chú trọng xây dựng 1 luật để sửa nhiều luật; làm rõ những nội dung lược bỏ, những nội dung sửa đổi, hoàn thiện, những nội dung bổ sung, những nội dung cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, những nội dung phân cấp, phân quyền, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những vấn đề khác cần báo cáo Thường trực Chính phủ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo; đồng thời đảm bảo 6 rõ: "rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ thẩm quyền" trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện pháp luật.
Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết chủ động phối hợp với các cơ quan của Quốc hội trong việc trình, tiếp thu, hoàn thiện, trình các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết; báo cáo cấp có thẩm quyền đối với các vấn đề phát sinh.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động rà soát, chuẩn bị các đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết cho Chương trình lập pháp năm 2026; tổ chức tổng kết việc thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất định hướng lập pháp nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XVI.

Cấp xã được trang bị tối đa 2 xe ô tô phục vụ công tác chung
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 153 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72 ngày 26/9/2023 quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô. Trong đó có quy định về xe ô tô được trang bị cho cấp xã.

Chủ tịch xã bổ nhiệm trưởng phòng, phó trưởng phòng chuyên môn
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 150 về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo Nghị định, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo phòng chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bế mạc hội nghị tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến tổ chức hoạt động cấp ủy, chính quyền địa phương 2 cấp
Sau 1.5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trưa nay 15/6, hội nghị toàn quốc tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến tổ chức hoạt động cấp ủy, chính quyền địa phương 2 cấp do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức đã kết thúc thành công tốt đẹp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu bế mạc. Dự hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Thanh Hóa có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.

Sẵn sàng các điều kiện cho chính quyền 2 cấp chính thức đi vào hoạt động
Chỉ còn hơn nửa tháng nữa, chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của huyện Hoằng Hóa đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo khi chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động thông suốt, phát huy ngay hiệu quả, hiệu lực.

Biến đổi khí hậu - Thực trạng và giải pháp cho phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay
Sáng ngày 14/6, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Biến đổi khí hậu - Thực trạng và giải pháp cho phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay".

Quốc hội thống nhất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiều mặt hàng
Sáng ngày 14/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua nhiều bộ Luật lĩnh vực kinh tế và khoa học, kỹ thuật. Trong đó, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vừa được thông qua đã quy định đánh thuế với nhiều mặt hàng như điều hòa, nước giải khát, xăng và thuốc lá.

Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến tổ chức hoạt động cấp ủy, chính quyền địa phương 2 cấp
Trong 2 ngày 14 và 15/6, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các ban, bộ, ngành Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã mới.

Đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 80 yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Phiên họp UBND tỉnh tháng 6
Sáng ngày 13/6, UBND tỉnh tổ chức phiên họp chuyên đề để bàn, cho ý kiến đối với một số tờ trình về thủ tục hành chính, tài chính ngân sách và một số nội dung khác. Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy viên UBND tỉnh.

Quốc hội thảo luận về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013
Chiều ngày 13/6, Quốc hội dành phần lớn thời gian làm việc tại hội trường để nghe báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và thảo luận về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau liên quan đến dự thảo Nghị quyết này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.