ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cần giải pháp đặc biệt cho thời điểm đặc biệt

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, để “đi ngược dòng” trong bối cảnh thế giới khó khăn, Việt Nam cần những giải pháp đặc biệt với sự linh hoạt, thích ứng hiệu quả để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng cao.

23/05/2025 15:26

Tập trung thực hiện hiệu quả 4 trụ cột, 3 đột phá chiến lược

Sáng 23/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận ở tổ về nhiều nội dung, trong đó có đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội những tháng đầu năm 2025; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…

Phát biểu thảo luận tại tổ liên quan các giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong bối cảnh thế giới hiện nay rất khó khăn, các định chế tài chính dự báo tăng trưởng năm nay thấp hơn năm ngoái, nhưng Việt Nam đi ngược lại xu thế thế giới khi nâng mục tiêu tăng trưởng lên 8% cho năm 2025 và tăng trưởng 2 con số trong các năm tiếp theo.

“Vậy làm sao đi ngược lại nhưng nâng cao hơn”, người đứng đầu Chính phủ đặt câu hỏi và chia sẻ 3 đột phá chiến lược Việt Nam đang triển khai tích cực, đó là: tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đẩy mạnh đột phá chiến lược về hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.

Dành nhiều thời gian chia sẻ về đẩy mạnh đột phá chiến lược về hạ tầng, Thủ tướng nhấn mạnh, đây chính là điểm nghẽn vì thực tế chi phí logistics ở Việt Nam còn cao - khoảng 17-18%, so với trung bình thế giới ở mức 10-11%, khiến sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam bị giảm. Do đó, cần phải tiếp tục thúc đẩy hạ tầng chiến lược về giao thông ở cả 5 phương thức.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cần giải pháp đặc biệt cho thời điểm đặc biệt- Ảnh 1.

Quang cảnh phiên họp tổ của Quốc hội, sáng 23/5/2025. (Ảnh: BÙI GIANG)

Theo đó, với đường bộ, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu đặt ra là phải hoàn thành ít nhất 3.000km cao tốc trong năm 2025; tiếp đó là triển khai hệ thống đường sắt, cho rằng đây là hệ thống dung hòa giữa hàng không và hàng hải, bởi hàng không có giá cao còn hàng hải mất thời gian hơn.

Thủ tướng phân tích, đường sắt khối lượng vận tải lớn, giá thành rẻ, có thể đi suốt ngày đêm, do đó phải nâng cấp hệ thống đường sắt, tập trung xây dựng đường sắt tốc độ cao bắc-nam và đường sắt liên kết với Trung Quốc là Hà Nội - Lào Cai - Hải Phòng, từ đó mở ra kết nối giao thông với Trung Quốc sang Trung Á và châu Âu, góp phần đa dạng hóa thị trường và sản phẩm.

Về đường thủy nội địa, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế rất lớn, theo Thủ tướng, năm nay và năm tới sẽ tập trung vào loại hình vận tải này để giảm chi phí hàng hóa, tăng sức cạnh tranh.

Đối với hàng không, Thủ tướng cho biết đây là phương thức đang phổ biến, muốn phát triển hàng không thì phải có sân bay, phát triển đội bay, các hãng hàng không.

“Không thể dừng ở 2-3 hãng hàng không mà phải phát triển nhiều để tạo cạnh tranh, có lợi cho người dân”, Thủ tướng nêu rõ.

Về hàng hải, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, phải xây dựng các cảng lớn để các tàu lớn nhất có thể ra vào. Nước ta có 3.000km bờ biển nên cần phải phát triển hệ thống cảng, vận tải hàng hải. Một số cảng đang được tập trung phát triển như cảng Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải, Cần Giờ, Hòn Khoai… để đẩy mạnh giao thông hàng hải.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cần giải pháp đặc biệt cho thời điểm đặc biệt- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. (Ảnh: BÙI GIANG)

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh, hạ tầng về giáo dục, y tế, thể thao đều phải phát triển bao trùm, đồng bộ.

Để thực hiện 3 đột phá chiến lược nêu trên, theo Thủ tướng, vừa qua Chính phủ đã trình 4 nghị quyết, gồm Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo; Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế; Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật; và Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân (4 “trụ cột chiến lược”).

Khẳng định hội nhập là xu thế thời đại, Thủ tướng cho biết: “Chúng ta không thể làm gì một mình được, phải hội nhập, không thể lẽo đẽo theo sau mãi. Phải tiến cùng, bắt kịp và vượt lên, tham gia dẫn dắt cuộc chơi. Muốn vậy phải chủ động tích cực, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của đất nước”.

Theo người đứng đầu Chính phủ, 4 “trụ cột chiến lược” nói trên cùng với 3 đột phá chiến lược sẽ được triển khai trong giai đoạn tới. “Những chiến lược này đang được thực hiện rất nhanh, tích cực nhất là trong vài tháng qua, góp phần tăng trưởng kinh tế”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Cùng với đó, Thủ tướng cũng khẳng định, cần phải làm mới lại các động lực tăng trưởng cũ, thúc đẩy các động lực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, thích ứng với biến động của thế giới.

“Vấn đề là phải biết làm thế nào để trong điều kiện khó khăn, các nước phát triển trong khu vực đều phải hạ tăng trưởng xuống còn Việt Nam ngược lại. Trong điều kiện đặc biệt phải có giải pháp đặc biệt, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với tình hình, như thế mới dám đi ngược lại và đạt được mục tiêu 100 năm”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Quyết tâm xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cần giải pháp đặc biệt cho thời điểm đặc biệt- Ảnh 3.

Quang cảnh phiên họp tổ của Quốc hội. (Ảnh: BÙI GIANG)

Về vấn đề tiết kiệm, chống lãng phí, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vừa qua Chính phủ đã báo cáo trước Quốc hội về các dự án tồn đọng kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều nhiệm kỳ; lãng phí liên quan các chính sách không phù hợp.

Thủ tướng dẫn chứng, vừa qua phải giải quyết một loạt các dự án điện gió, điện mặt trời, thông qua Nghị quyết 133 để xử lý các vướng mắc. Nguyên nhân xuất phát từ chính sách không tốt, dẫn đến tiêu cực, ồ ạt xây dựng các dự án điện gió, điện mặt trời không đúng quy hoạch, thủ tục…

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, theo thống kê từ các địa phương, cả nước có khoảng 2.200 dự án đang tồn đọng. Nếu tháo gỡ được có thể giải phóng khoảng hơn 230 tỷ USD, tương đương 50% GDP.

Theo Thủ tướng, để có thể giải phóng nguồn lực ở các dự án tồn đọng, Chính phủ đang xây dựng các cơ chế, chính sách trình các cấp có thẩm quyền để xử lý.

Ông cũng khẳng định quan điểm không hợp thức hóa cái sai, nhưng cần tìm giải pháp để xử lý, như xử lý về mặt thể chế, tổ chức, tháo gỡ pháp lý, tháo gỡ cách thức thực hiện…

Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, việc xử lý các dự án tồn đọng kéo dài là yêu cầu bắt buộc, không thể né tránh. Đây là những “căn bệnh” của nền kinh tế, và như mọi căn bệnh khác, muốn điều trị dứt điểm thì phải chấp nhận những mất mát, hy sinh nhất định.

“Chữa bệnh thì phải mổ xẻ, phải đau đớn, hoặc nếu điều trị bằng thuốc thì cũng phải mất tiền. Không thể yêu cầu khắc phục hậu quả mà đòi hỏi thu hồi được 100%. Phải chấp nhận mất mát, chấp nhận đau đớn, chấp nhận những cái phải cắt bỏ”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo người đứng đầu Chính phủ, chính trong quá trình xử lý những tồn đọng này sẽ đúc rút được bài học kinh nghiệm, hoàn thiện cơ chế chính sách để không lặp lại sai lầm trong tương lai.

“Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng là việc không thể không làm. Phải chấp nhận sự mất mát nào đó, coi đó là ‘học phí’, từ đó đưa ra cơ chế chính sách, quyết tâm giải quyết và giải quyết dứt điểm”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nguồn: nhandan.vn

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Vĩnh Lộc

Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Vĩnh Lộc

20:13 , 23/05/2025

Các đại biểu HĐND tỉnh: Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh Thanh Hóa; Vũ Thị Hương, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Thanh Hóa, đã tiếp xúc cử tri huyện Vĩnh Lộc.

Lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII

Lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII

20:12 , 23/05/2025

Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa thông báo lịch tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2025, HĐND tỉnh khóa XVIII. Cụ thể như sau:

Phó Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Tuấn Sinh tiếp xúc cử tri thành phố Sầm Sơn

Phó Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Tuấn Sinh tiếp xúc cử tri thành phố Sầm Sơn

20:05 , 23/05/2025

Chiều 23/5, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; Lương Tất Thắng, Bí thư Thành ủy thành phố Sầm Sơn đã có buổi tiếp xúc cử tri thành phố Sầm Sơn trước kỳ họp thường lệ giữa năm 2025.

Cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp

Cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho công tác tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp

20:02 , 23/05/2025

Sáng 23/5, tại phiên thảo luận tổ trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã góp ý kiến vào việc chuyển tiếp một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy chúc mừng Thiếu tướng Lê Văn Trung, Phó Chính ủy Quân khu 4

Ban Thường vụ Tỉnh ủy chúc mừng Thiếu tướng Lê Văn Trung, Phó Chính ủy Quân khu 4

20:01 , 23/05/2025

Sáng 23/5, Thường trực và Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chúc mừng đồng chí Lê Văn Trung, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa vừa được bổ nhiệm giữ chức Phó Chính ủy Quân khu 4, đồng thời được thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng.

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tháng 5/2025

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy tháng 5/2025

19:59 , 23/05/2025

Ngày 23/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các công việc liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh và một số nội dung quan trọng khác.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

16:12 , 23/05/2025

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 23/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ.

Cuba tuyên bố Tang lễ chính thức nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Cuba tuyên bố Tang lễ chính thức nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

15:55 , 23/05/2025

Trong thời gian để tang lễ chính thức để tưởng nhớ nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương, quốc kỳ Cuba sẽ được treo rủ tại các tòa nhà công cộng và cơ quan quân sự.

Treo cờ rủ và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Treo cờ rủ và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

15:28 , 23/05/2025

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đã ký Công điện số 2281/CĐ-BVHTTDL về việc treo cờ rủ và không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng trong thời gian tổ chức Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến

Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến

09:48 , 23/05/2025

Sáng ngày 22/5, gần 200 điển hình tiên tiến, đại diện cho hơn 30 nghìn cán bộ, hội viên của Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã tham dự hội nghị Tuyên dương điển hình tiên tiến 5 năm, giai đoạn 2020 – 2025 và phát động phong trào thi đua yêu nước, giai đoạn 2025 – 2030.