Thủ tướng tiếp tục ra công điện yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 4
Bão số 4 dự báo với cường độ rất mạnh, sức tàn phá lớn, đang di chuyển nhanh về phía vùng biển và đất liền nước ta. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp tục có Công điện số 865/CĐ-TTg ngày 27/9/2022 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão này.
Công điện gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum; các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, nêu rõ:

Ảnh vị trí và hướng đi của bão số 4
Bão số 4 dự báo với cường độ rất mạnh, sức tàn phá lớn, đang di chuyển nhanh về phía vùng biển và đất liền nước ta; diễn biến của bão còn rất phức tạp, khó dự báo, trong khi khả năng chống chịu của nhà dân, cơ sở hạ tầng nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, an toàn khi xảy ra bão mạnh hết sức khó khăn.
Để chủ động ứng phó, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 4, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải đặt mục tiêu bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân lên trên hết, trước hết trong chỉ đạo ứng phó nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân và Nhà nước; Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp ở địa phương và người dân tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, đồng thời không hoang mang, mất bình tĩnh trước diễn biến của bão; tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó bão số 4 với tinh thần khẩn trương, quyết liệt nhất, không để bị động, bất ngờ gây thiệt hại tính mạng của Nhân dân.
Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát lại công tác ứng phó, triển khai ứng phó cụ thể phù hợp với diễn biến thực tế của bão trên địa bàn theo chỉ đạo tại Công điện số 855/CĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau:
1. Các tỉnh, thành phố: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum.
- Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; cấp ủy các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đình hoãn các cuộc họp chưa thật cần thiết, cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai chống bão số 4, cần phân công từng đồng chí trong Thường vụ, lãnh đạo trực tiếp xuống từng địa bàn trọng điểm ứng trực để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở.
- Tập trung rà soát, cương quyết sơ tán triệt để tất cả người dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh thủy sản, khu vực ven biển, cửa sông, trong các nhà yếu không bảo đảm an toàn, nơi có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét, ngập sâu trước khi bão đổ bộ vào (cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sơ tán, trường hợp cần thiết phải tổ chức cưỡng chế sơ tán để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân); chủ động bố trí lực lượng bảo đảm an ninh an toàn, bảo vệ tài sản cho người dân; bảo đảm lương thực, nước uống, an toàn phòng chống dịch cho người dân tại nơi sơ tán đến.
- Tiếp tục rà soát phương tiện, tàu thuyền, không để tàu thuyền hoạt động trong khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của bão (kể cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch, các phương tiện hoạt động ven bờ, vùng cửa sông); hướng dẫn bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại nơi neo đậu.
- Huy động lực lượng hỗ trợ người dân thu hoạch lúa, hoa màu, thủy sản đến kỳ thu hoạch, chằng chống nhà cửa, trụ sở, kho tàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,… để hạn chế thiệt hại khi bão, lũ.
- Kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ vào bờ để bảo đảm an toàn.
- Tổ chức dự trữ lương thực, thực phẩm tại những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở chia cắt khi mưa lũ.
- Bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu hộ cứu nạn khi có tình huống, nhất là cứu hộ cứu nạn trên biển, trên sông và những nơi bị chia cắt.
2. Các địa phương khác phải tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để kịp thời chỉ đạo ứng phó phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, trong đó kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền, phương tiện không để đi vào khu vực ảnh hưởng của bão số 4; chủ động triển khai các phương án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, sạt lở đất tại vùng núi, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và nhà nước…
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, dự báo chính xác nhất, cung cấp thông tin kịp thời đến các cơ quan liên quan và người dân để phòng, chống hiệu quả, giảm thiệt hại.
4. Các bộ, các ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác ứng phó bão số 4, đặc biệt lưu ý đảm bảo an toàn cho các đối tượng yếu thế như người già, trẻ em, học sinh, phụ nữ và du khách; đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, nhà cửa, công trình kết cấu hạ tầng, an toàn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,…
5. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.
6. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân Dân và các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng ứng phó cho người dân, đưa tin kịp thời, chính xác về diễn biến bão, mưa lũ, công tác chỉ đạo ứng phó của các cấp các ngành để Nhân dân biết, chủ động phòng, chống.
7. Ban chỉ đạo tiền phương trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ.
8. Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, lũ; cập nhật kịp thời, bám sát diễn biến thực tế để chủ động báo cáo Ban chỉ đạo tiền phương và Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

Cảnh báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Theo thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Lâm nghiệp - Kiểm lâm và dự báo thời tiết của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, những ngày qua, thời tiết trên địa bàn các huyện: Hà Trung, Hậu Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa, Như Thanh, thị xã Nghi Sơn, TP Sầm Sơn và TP Thanh Hóa tiếp tục nắng nóng, khô hanh kéo dài, không có mưa, nguy cơ xảy ra cháy rừng dự báo cấp III (Cấp cao). Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng để UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn như sau:

Thanh Hóa: Nhiều học viên "mòn mỏi" chờ sát hạch lái xe
Thực hiện nhiệm vụ chuyển giao công tác quản lý sát hạch, cấp đổi Giấy phép lái xe giữa Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng) và Công an tỉnh, từ ngày 19/2, tỉnh Thanh Hóa dừng tổ chức sát hạch xe cơ giới. Đã gần 3 tháng kể từ khi có thông báo tạm dừng sát hạch, hiện nay hàng ngàn học viên đã hoàn thành khóa học lái xe vẫn đang "mòn mỏi" chờ công tác sát hạch sớm tổ chức trở lại để có cơ hội thi lấy bằng.

Yêu cầu khởi công các trạm dừng nghỉ trên cao tốc trong tháng 5
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ngay trong nửa đầu tháng 5/2025 này phải khởi công tất cả các dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc đã ký hợp đồng từ tháng 8/2024.

Đề xuất phân tách làn xe cơ giới và xe thô sơ trên quốc lộ
Tại Hội nghị giao ban công tác tháng 4 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 5/2025 của ngành Xây dựng tổ chức vào chiều qua, (8/5), Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã đề xuất Bộ Xây dựng nghiên cứu, báo cáo Chính Phủ xem xét chỉ đạo Bộ, Ngành có liên quan tách làn xe cơ giới và thô sơ trên quốc lộ nhằm ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Đảm bảo an toàn thực phẩm - Nâng tầm du lịch biển Thanh Hóa
Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang được chính quyền và các đơn vị kinh doanh tại các khu du lịch biển Thanh Hóa quan tâm. Qua đó, góp phần tạo nên uy tín, thương hiệu của du lịch biển xứ Thanh.

Tàu Bắc - Nam sẽ tăng chuyến trong dịp hè 2025
Để đáp ứng nhu cầu của hành khách, Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết sẽ tổ chức chạy thêm tàu trên tuyến Bắc - Nam với nhiều chương trình giảm giá.

Thanh Hóa: Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
Theo thông tin dự báo từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, trong 6 giờ tới, trên khu vực tỉnh Thanh Hóa khả năng có mưa, mưa vừa và dông với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 10 - 30mm, có nơi trên 30mm. Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất có nguy cơ cao xảy ra trên địa bàn các huyện, xã trong tỉnh.

Liên đoàn Lao động huyện Thường Xuân tập huấn nghiệp vụ Công đoàn năm 2025
Sáng 9/5, Liên đoàn Lao động huyện Thường Xuân tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2025 cho đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở.

Thanh Hóa chuẩn bị đón không khí lạnh
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, khoảng chiều tối và đêm ngày 10/5, bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hoá.

Thanh Hóa: Dự báo mưa lớn từ ngày 9/5 đến 11/5
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, chiều và tối nay (09/5) khu vực vùng núi Thanh Hoá đã có mưa rào và dông rải rác, lượng mưa tại các trạm đo mưa tự động phổ biến từ 10 - 30 mm, một số nơi cao hơn như Na Mèo (Quan Sơn) 75.4mm, Sơn Điện (Quan Sơn) 53.0mm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.