Thừa, thiếu giáo viên chưa được giải quyết dứt điểm ở tất cả các cấp học
Bộ GD&ĐT nhận định, tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm ở tất cả các cấp học.
![]() |
Cả nước hiện còn thiếu gần 72.000 giáo viên mầm non và phổ thông. |
Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước hiện còn thiếu gần 72.000 giáo viên mầm non và phổ thông. Trong số đó, mầm non là cấp học còn thiếu giáo viên nhiều nhất với hơn 45.000 người, cấp tiểu học thiếu hơn 12.000 giáo viên, cấp trung học phổ thông thiếu gần 10.000 giáo viên, còn lại là cấp trung học cơ sở.
Bộ GD&ĐT nhận định, đội ngũ giáo viên cấp THCS và THPT chưa bảo đảm cơ cấu môn học. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm ở tất cả các cấp học. Công tác xây dựng quy hoạch, dự báo nhu cầu về đội ngũ giáo viên ở nhiều địa phương chưa kịp thời hoặc không hiệu quả dẫn đến tình trạng bị động khi bố trí số lượng giáo viên.
Một bộ phận giáo viên nhận thức về chuẩn nghề nghiệp còn hạn chế, chưa thực sự có ý thức giữ gìn đạo đức nhà giáo, thiếu phương pháp sư phạm, thiếu kinh nghiệm ứng xử trong khi áp lực công việc ngày càng lớn dẫn tới những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo.
Bên cạnh đó, so với năm học 2018-2019, năm học 2019-2020, tổng số cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có xu hướng giảm rõ rệt. Năm học 2019-2020, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các địa phương thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông đảm bảo hiệu quả theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương và Nghị quyết số 08/NQ-CP của Chính phủ.
Bộ GD&ĐT còn hướng dẫn các địa phương thực hiện rà soát quy hoạch, khảo sát, đánh giá thực trạng về quy mô, cơ sở vật chất trường, lớp học để thực hiện dồn dịch điểm trường lẻ, sáp nhập các trường có quy mô nhỏ, các trung tâm giáo dục thường xuyên gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Đối với các khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn cần có lộ trình sắp xếp điểm trường, lớp hợp lý; việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục phải được thực hiện trên nguyên tắc tạo thuận lợi cho người dân, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh; phù hợp với quy hoạch, yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Theo đó, các địa phương thực hiện việc sắp xếp lại hệ thống trường, lớp học đã tạo nên một diện mạo mới, tinh gọn và hiệu quả hơn. Hàng nghìn điểm trường lẻ đã được dồn dịch, sáp nhập vào các điểm trường chính. Nhiều trường có quy mô nhỏ được sáp nhập thành hệ thống các trường liên cấp có quy mô lớn hơn, tạo thuận lợi cho đầu tư cơ sở vật chất, giảm lao động gián tiếp, nâng cao chất lượng các hoạt động dạy và học trong nhà trường, nhất là ở những vùng khó khăn, miền núi, hải đảo.
Hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài công lập được thành lập giúp giảm áp lực cho các địa phương có nhu cầu cao về trường, lớp, đáp ứng quy mô học sinh tăng nhanh, đặc biệt là ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai…
Các địa phương đã triển khai các chính sách ưu đãi đất đai, thuế, tín dụng... để hỗ trợ các cơ sở giáo dục ngoài công lập, thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực của xã hội nhằm phát triển giáo dục và đào tạo.
Sau khi các địa phương thực hiện rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp, so với năm học 2018-2019, năm học 2019-2020 tổng số cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông có xu hướng giảm rõ rệt, trong đó cơ sở giáo dục mầm non giảm 0,44%, tiểu học giảm 6,17%, trung học cơ sở giảm 0,67%; riêng trung học phổ thông tăng 1,1%. Số lượng giảm tập trung ở hệ thống cơ sở giáo dục công lập, trong khi đó hệ thống giáo dục ngoài công lập lại có xu hướng gia tăng, đặc biệt là cấp tiểu học và THCS.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Các trường đại học, cao đẳng tập trung cho công tác tuyển sinh
Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các thí sinh đang tìm hiểu thông tin tuyển sinh và bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Tại Thanh Hóa, các trường đại học, cao đẳng cũng đang tập trung cao cho công tác tuyển sinh.

Tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 6 cả nước về số điểm 10 trong kỳ thi một số môn thi tốt nghiệp THPT 2025
Sáng ngày 16/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025. Tỉnh Thanh Hóa đứng thứ 6 cả nước về số điểm 10. Cả nước có 9 thủ khoa đạt điểm 30/30.

Cả 4 học sinh Việt Nam giành huy chương Vàng Olympic Hóa học Quốc tế 2025
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc giành 4 Huy chương Vàng, trong đó có 2 Huy chương Vàng nằm trong top 10.

500 sinh viên trường Đại học Hồng Đức được xếp loại tốt nghiệp xuất sắc và giỏi
Sáng 14/7, trường Đại học Hồng Đức tổ chức Lễ Bế giảng và trao bằng tốt nghiệp đại học năm 2025. Theo đó, năm học 2025, trường Đại học Hồng Đức có gần 1.500 sinh viên tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư; trong đó có 500 sinh viên được xếp loại tốt nghiệp xuất sắc và giỏi.

Đăng ký nguyện vọng từ ngày 16/7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 8h ngày 16/7, thí sinh sẽ biết điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Đây cũng là thời điểm đăng ký nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ.

Chạm tới ước mơ
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.