Thúc đẩy bình đẳng giới trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, bình đẳng giới không chỉ là một mục tiêu mà còn là một động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc xóa bỏ định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã triển khai chiến dịch truyền thông đặc biệt tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Với chủ đề "Bình đẳng giới trong định hướng nghề nghiệp năm 2025", chiến dịch truyền thông do Khoa Giới và Phát triển phối hợp cùng Câu lạc bộ Thanh niên Hành động vì Bình đẳng giới và Phát triển bền vững, Câu lạc bộ Sinh viên Dân tộc thiểu số của Học viện Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức chương trình truyền thông tại Trường THPT Hoằng Hóa 3 và Trường THPT Triệu Sơn 5. Chương trình được thiết kế một cách độc đáo, kết hợp giữa trao đổi, tương tác và các hoạt động sáng tạo, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên và sâu sắc. Qua đó, không chỉ nâng cao nhận thức cho học sinh về lựa chọn nghề nghiệp mà còn truyền tải thông điệp mạnh mẽ: mỗi người đều có quyền theo đuổi ước mơ và phát triển bản thân, không bị giới hạn bởi những định kiến truyền thống.


Thầy giáo Nguyễn Tuấn Quế, Phó Hiệu trưởng trường THPT Hoằng Hóa 3, tỉnh Thanh Hóa
Thầy giáo Nguyễn Tuấn Quế, Phó Hiệu trưởng trường THPT Hoằng Hóa 3, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi thấy đây là cơ hội và điều rất ý nghĩa, thiết thực để các em định hướng tốt hơn nghề nghiệp của các em kể cả nam và nữ, đúng với năng lực, sở trường của bản thân. Bản thân chúng tôi là những nhà giáo dục cũng nắm được những thông tin bổ ích để định hướng cho các em sau này".
Với thông điệp "Định hướng không định kiến", chương trình đã mang đến cho học sinh những trải nghiệm sâu sắc và cảm hứng. Trò chơi QUIZ "Định hướng nghề nghiệp – phát triển bản thân" đã giúp các em khám phá bản thân, nhận diện sở thích, năng lực và mở rộng hiểu biết về các lựa chọn nghề nghiệp. Còn vở kịch "Xóa bỏ định kiến giới hướng tới bình đẳng trong lựa chọn nghề nghiệp" không chỉ đơn thuần là một tiết mục sân khấu, mà còn là tấm gương phản chiếu những áp lực thực tế mà nhiều học sinh đang đối mặt - từ sự kỳ vọng của gia đình, những lời trêu chọc của bạn bè đến rào cản vô hình từ định kiến xã hội. Những tình huống gần gũi, chân thực đã chạm đến cảm xúc của các em, giúp các em hiểu rằng: nghề nghiệp không có giới hạn, và điều quan trọng nhất là dám bước đi trên con đường mình lựa chọn.

Em Lê Huyền Trang, Lớp 12B3, trường THPT Hoằng Hóa 3, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Qua buổi hôm nay em có cái nhìn nhận mới về định hướng nghề nghiệp tương lai sau này. Có một số ngành trước đây chỉ nghĩ nam mới được làm, nhưng bây giờ cả nam và nữ đều có thể bình đẳng học tập và làm việc, có thêm cơ hội mới cho các em sau này".
Em Lê Viết Hải, Lớp 12C3, trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Em rất vui được tham gia hoạt động này của nhà trường. Em đã rút ra được kinh nghiệp cho bản thân, hướng đến môi trường mà em yêu thích, đặc biệt khi lựa chọn ngành nghề, không phân biệt giới tính và làm công việc mình yêu thích".
Điểm nhấn của chương trình là tọa đàm "Dấu chân dẫn lối – Thắp sáng tương lai", nơi học sinh được lắng nghe những câu chuyện truyền cảm hứng từ các anh chị sinh viên, giảng viên Học viện Phụ nữ Việt Nam. Những tấm gương vượt khó, hành trình chinh phục tri thức đã tiếp thêm động lực mạnh mẽ, giúp các em nhận ra điều quan trọng nhất trong sự nghiệp không phải là giới tính mà là sự kiên trì và đam mê. Bên cạnh đó, đại diện Học viện Phụ nữ Việt Nam và lãnh đạo các nhà trường đã giải đáp những băn khoăn của học sinh về con đường tương lai.

Em lê Thị Hồng, Lớp 12C4, trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Các em luôn được các thầy cô định hướng, tư vấn hướng nghiệp để có thể lựa chọn đúng đắn trong chọn ngành học cho tương lai của mình. Qua buổi hướng nghiệp hôm nay chúng em có thêm hiểu biết một cách rõ ràng hơn về sở thích, sở trường của mình từ đó lựa chọn nghành nghề, phát triển bản thân một cách tốt nhất".

Cô giáo Nguyễn Thị Lệ, Hiệu trưởng trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa
Cô giáo Nguyễn Thị Lệ, Hiệu trưởng trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chương trình hôm nay đã đạt được 2 mục tiêu ý nghĩa: truyền thông về bình đẳng giới và bình đẳng giới trong định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Đây là chương trình rất có ý nghĩa. Bình đẳng giới không chỉ dành cho các học sinh nữ mà cả những học sinh nam, đặc biệt học sinh vùng nông thôn, nhận thức bình đẳng giới có phần hạn chế".

Bình đẳng giới trong giáo dục và định hướng nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội công bằng và phát triển bền vững. Theo Luật Bình đẳng giới năm 2006, bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục đảm bảo mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng về độ tuổi đi học, lựa chọn ngành nghề học tập và tiếp cận các chính sách giáo dục mà không bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn tồn tại những định kiến giới ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Nhiều học sinh nữ e ngại khi chọn các ngành kỹ thuật, công nghệ, trong khi học sinh nam ít quan tâm đến các ngành liên quan đến chăm sóc, giáo dục. Những định kiến này không chỉ hạn chế tiềm năng phát triển của cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự đa dạng và hiệu quả của lực lượng lao động trong xã hội.


Tiến sĩ Trần Thị Thu Huyền, Phó trưởng khoa Giới và Phát triển, Học viện Phụ Nữ Việt Nam
Tiến sĩ Trần Thị Thu Huyền, Phó trưởng khoa Giới và Phát triển, Học viện Phụ Nữ Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi muốn hướng tới đó là tạo ra giá trị đối với các em. Các em phải hiểu được giá trị của bản thân mình trong sự bình đẳng lựa chọn nghề nghiệp giữa nam và nữ. Thứ 2 là các bạn tự tin để có thể lập nghiệp và học tập, bởi chỉ có học tập các bạn mới cống hiến được nhiều hơn cho xã hội. Thứ 3 là trao giá trị phục vụ cộng đồng đến với học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn còn nhiều khó khăn".
Chương trình truyền thông "Bình đẳng giới trong định hướng nghề nghiệp" tại Trường THPT Hoằng Hóa 3 và THPT Triệu Sơn 5 đã mang lại những giá trị thiết thực, giúp học sinh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp dựa trên năng lực và đam mê cá nhân, không bị ràng buộc bởi định kiến giới. Không chỉ dừng lại ở những buổi truyền thông, chiến dịch lần này còn là lời cam kết mạnh mẽ của Học viện Phụ nữ Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, tạo ra một môi trường mà ở đó, mỗi người trẻ đều có cơ hội phát triển, để "không ai bị bỏ lại phía sau".

Tuyên truyền tuyển sinh Quân sự tại huyện Quảng Xương
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng tổ chức tuyên truyền, hướng nghiệp tuyển sinh quân sự năm 2025 cho học sinh khối 12 của các trường THPT trên địa bàn huyện Quảng Xương.

Cảnh báo thông tin giả mạo về các chương trình học bổng tiếng Anh
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phát đi cảnh báo học sinh cần hết sức thận trọng trước những thông tin trên mạng xã hội về các chương trình học bổng tiếng Anh.

Giao cấp xã quản lý trường học từ mầm non đến THCS
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn về duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở giáo dục công lập tại các đơn vị hành chính khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Khai giảng lớp đào tạo nghề luật sư đầu tiên tại Thanh Hoá
Sáng ngày 13/4, tại Trường Đại học Hồng Đức, Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Học viện Tư pháp tổ chức khai giảng lớp đào tạo nghề luật sư khóa 27 năm 2025. Đây là lớp đào tạo nghề luật sư đầu tiên được mở tại Thanh Hoá.

Trang bị kỹ năng cho trẻ mầm non trước khi vào lớp 1
Bước vào lớp 1, trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi là chính ở bậc mầm non sang học tập ở trường tiểu học. Do đó, việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 - 6 tuổi trước khi vào lớp 1 có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thời gian qua, các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đã có nhiều hoạt động giáo dục trang bị kỹ năng và kiến thức cho trẻ, để trẻ sẵn sàng cho bậc học mới.

Những nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh
Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”, nhiều thầy cô giáo của xứ Thanh đã không ngừng tự học, sáng tạo; tận tâm với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu. Qua đó, góp phần vào việc ươm trồng những mầm xanh tương lai cho quê hương, đất nước.

Đề xuất chi 91.000 tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 tuổi
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 - 5 tuổi.

Bắt đầu cấp tài khoản đăng ký thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ 10 - 15/4, thí sinh sẽ được nhà trường cấp tài khoản đăng ký thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Hai nhóm thí sinh, hai loại đề thi
Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 được tổ chức cho hai nhóm thí sinh, tương ứng với chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 và giáo dục phổ thông cũ 2006. Trong đó, có khoảng hơn 1,1 triệu học sinh thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới.

Công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 của các trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm và xu thế phát triển kinh tế - xã hội, mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh mở rộng quy mô đào tạo, thêm ngành học mới và tích cực triển khai công tác tuyển sinh với mục tiêu đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh đạt chất lượng cao nhất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.