Thúc đẩy giao thương nông sản và thực phẩm giữa Việt Nam và Thụy Sĩ
Theo Đại sứ Phùng Thế Long, Thụy Sĩ "rất mạnh" về kỹ thuật nông nghiệp và chế biến thực phẩm và Việt Nam có thể học hỏi, ứng dụng nhằm nâng cấp sản phẩm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào châu Âu.

Ngày 30/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ đã tổ chức chuyến thăm và làm việc tại thị trấn Vevey (Thụy Sĩ), nhằm thúc đẩy giao thương giữa các địa phương của hai nước, chú trọng hợp tác cải thiện chất lượng nông sản, thực phẩm chế biến để tăng cường xuất khẩu.
Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sĩ Phùng Thế Long cùng Phu nhân, Tham tán Thương mại Nguyễn Đức Thương, Chủ tịch Nhịp cầu Kinh doanh Việt Nam-Thụy Sĩ (SVBG) Nguyễn Thị Thục và các cán bộ của sứ quán cùng tham dự.
Trong chuyến thăm làm việc tại Vevey, đoàn do Đại sứ Phùng Thế Long dẫn đầu đã tham quan phiên chợ dân gian truyền thống vào cuối tuần của thị trấn. Tại đây, các sản phẩm “nhà trồng” như rau củ, các loại bánh nướng, rượu, thức ăn tại chỗ... được người dân địa phương rất ưa chuộng.
Nhà hàng Maison Việt của doanh nhân Nguyễn Đức Tiến cũng góp một gian hàng với các món cơm chiên, bún xào, thịt kho, rau củ xào... thu hút được nhiều sự chú ý.
Đoàn cũng thăm cửa hàng thực phẩm Lý Thanh. Tại đây, nhiều sản phẩm của Việt Nam như mỳ gói, bún khô, bánh đa, các loại bột làm bánh chiếm ưu thế. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm Việt Nam có năng lực sản xuất lớn như gạo, nước mắm, trái cây tươi chế biến còn hạn chế.
Ông Lý Hữu Bảo, chủ cửa hàng, chia sẻ với đoàn nhiều thông tin hữu ích về tính cạnh tranh của các sản phẩm Việt và mong muốn ngày càng có nhiều hàng Việt Nam chất lượng cao trong cửa hàng của mình.
Tham quan bảo tàng thực phẩm đầu tiên trên thế giới Alimentarium của tập đoàn Nestlé tại Vevey, Đại sứ Phùng Thế Long và các thành viên trong đoàn thực sự ấn tượng với sự dày công sưu tập các vật dụng, các loại thực phẩm và quy trình chế biến đồ ăn cùng sự phát triển trong lịch sử ẩm thực của loài người.
Một bộ tách trà bằng gốm sứ Bát Tràng cũng được lựa chọn trưng bày thường trực tại Alimentarium trong hơn 10.000 vật phẩm mà bảo tàng sưu tập được.
Ấn tượng hơn, người hướng dẫn đoàn tham quan là bà Lynda Pasmore, một giáo viên kỳ cựu của Trường César Ritz nổi tiếng về đào tạo ngành nhà hàng khách sạn tại Thụy Sĩ, đã giới thiệu với đoàn một bộ phin cà phê mà bà mang theo trong túi xách để minh họa cho sự độc đáo của người Việt Nam trong cách chế biến loại thức uống mà hàng tỷ người dân trên thế giới ưa chuộng.
Đại sứ Phùng Thế Long đã trao đổi với Chủ tịch sáng lập Nhịp cầu Kinh doanh Việt Nam-Thụy Sĩ Nguyễn Thị Thục và các thành viên ban điều hành về khả năng và cách thức phối hợp nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao thương, trao đổi thông tin về tiến bộ khoa học-kỹ thuật trong lĩnh vực nông-lâm-nghiệp, thu hoạch, bảo quản, chế biến nông lâm sản... giữa Thụy Sĩ và các tỉnh, thành của Việt Nam.
Theo Đại sứ Phùng Thế Long, Thụy Sĩ tuy là thị trường nhỏ nhưng rất mạnh về kỹ thuật nông nghiệp và chế biến thực phẩm mà Việt Nam có thể học hỏi, ứng dụng nhằm nâng cấp sản phẩm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu vào châu Âu.
Đại sứ cũng đề xuất thành lập hiệp hội doanh nghiệp của người Việt tại Thụy Sĩ với sự bảo trợ của các doanh nhân Việt thành đạt tại đây và Nhịp cầu Kinh doanh Việt Nam-Thụy Sĩ đóng vai trò thư ký điều hành.
Nhấn mạnh đến vai trò của hiệp hội doanh nghiệp, Đại sứ Phùng Thế Long cho rằng việc gặp gỡ, chia sẻ thông tin, sẽ giúp tạo ra những cơ hội, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thanh Hóa
Thanh Hóa là địa phương có nhiều thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Nhằm gia tăng giá trị, trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, khai thác lợi thế, tạo ra các sản phẩm có chất lượng; không chỉ đáp ứng thị trường trong nước, mà còn đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Quy định về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163 quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Dược. Trong đó, quy định rõ về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông sản
Thời gian qua, cùng với tập huấn, tuyên truyền nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm, Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Thanh Hóa đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo nông sản, thực phẩm đưa ra thị trường phải đạt chất lượng an toàn.

Các xã miền núi Thanh Hóa phát triển được 11.800 ha cây ăn quả
Hiện nay, các xã miền núi của Thanh Hóa có khoảng 11.800 ha cây ăn quả. Tổng sản lượng cây ăn quả của khu vực ước đạt từ 180 – 200.000 tấn/năm.

Sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn
Hiện nay, đàn bò sữa của Thanh Hóa có hơn 11.000 con. Năng suất sữa tươi bình quân đạt 20 lít/ngày/con (khoảng 6.000 lít/chu kỳ/con). 6 tháng năm 2025, sản lượng sữa tươi toàn tỉnh đạt 38.500 tấn, tăng 81,6% so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt 3.668 tỷ đồng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm 2025, giá trị sản xuất đạt trên 3.600 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ.

Mua hàng trên 5 triệu đồng phải chuyển khoản
Từ đầu tháng 7/2025, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực. Theo đó, để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (VAT) đầu vào, cơ sở kinh doanh phải có hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 5 triệu đồng đã bao gồm VAT.

Ứng dụng công nghệ – nâng tầm nông sản sạch
Trước yêu cầu chất lượng nông sản ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu hướng tất yếu. Thời gian gần đây, nhiều hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.