Thúc đẩy hàng hóa lưu thông qua Cảng Nghi Sơn - chính sách mới, kỳ vọng mới
Sau một thời gian gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và tình hình thế giới, những ngày đầu năm 2023, hãng vận tải CMA-CGM đã quay trở lại thực hiện dịch vụ vận tải tuyến container qua Cảng Nghi Sơn. Tàu Cape Quest có trọng tải 25.000 tấn, tương đương 2.200 TUE. Tàu Cape Quest đã vận chuyển 167 container 40 feet và 30 container loại 20 feet, tổng trọng lượng hàng hóa đạt 364 TUE đi Hồng Kông, Trung Quốc. Mặt hàng vận chuyển xuất khẩu lần này là đá trắng, sắn lát, viên nén gỗ xuất khẩu.
Công ty TNHH Lê Hoàng Minh có trụ sở tại Bình Dương, trước đây chuyên lấy hàng từ Nghệ An và vận chuyển ra cảng Vũng Áng hoặc Cảng Hải Phòng để xuất khẩu hàng đi Trung Quốc và Hàn Quốc. Biết tin có tàu quốc tế CMA cập cảng Nghi Sơn, cùng với chính sách hỗ trợ của tỉnh, công ty đã đăng ký xuất khẩu hơn 100 container ngay trong ngày 13/1. Dự kiến mỗi tháng công ty sẽ xuất khẩu 300 container qua cảng quốc tế Nghi Sơn.

Anh Lê Trọng Thức, Công ty TNHH Lê Hoàng Minh – tỉnh Bình Dương
Anh Lê Trọng Thức, Công ty TNHH Lê Hoàng Minh – tỉnh Bình Dương cho biết: "Việc xuất khẩu được hàng hoá qua cảng Nhi Sơn tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho doanh nghiệp, tiết giảm chi phí và thời gian, từ đó cạnh tranh với nhiều đối tác trên thế giới. Cộng với chính sách hỗ trợ của tỉnh Thanh Hoá thực sự chúng tôi rất phấn khởi."
Hiện nay, hệ thống Cảng Nghi Sơn đã được quy hoạch chi tiết gồm có 62 bến, trong đó có 10 bến container, 22 bến tổng hợp, còn lại là bến chuyên dùng, với công suất lưu chuyển hàng hóa dự kiến khoảng 75 triệu tấn/năm. Ngoài ra, còn có các khu vực phát triển kho xăng dầu, khu dịch vụ cảng, khu vực logistics... Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cảng Nghi Sơn đạt 9.083 triệu USD, tăng 161% so với năm 2021; số thu ngân sách nhà nước qua cảng Nghi Sơn đạt hơn 17.600 tỷ đồng. Để tiếp tục tạo sức hút đối với các hãng tàu, đơn vị logistics và doanh nghiệp thực hiện vận chuyển hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn, tạo đột phá trong hoạt động xuất nhập khẩu qua hệ thống Cảng Nghi Sơn, ngày 13/07/2022, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 248 về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn. Theo đó, tăng mức hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế qua Cảng Nghi Sơn lên 500 triệu đồng/chuyến (tăng 300 triệu đồng/chuyến so với chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 166). Đồng thời, bổ sung chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải nội địa bằng container 300 triệu đồng/chuyến. Các DN vận tải hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn cũng được hỗ trợ 2 triệu đồng/container 20 feet và 3 triệu đồng/container 40 feet khi mở tờ khai tại Hải quan Thanh Hóa; hỗ trợ 700.000 đồng/container 20 feet và 1 triệu đồng/container 40 feet khi DN không mở tờ khai tại Hải quan Thanh Hóa. Thời gian thực hiện chính sách đến hết ngày 31/12/2026. Đây thực sự là chính sách không thể tuyệt vời hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.


Anh Lê Ngọc Thế Anh, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật và đầu tư Ngọc Long
Anh Lê Ngọc Thế Anh, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần dịchh vụ kỹ thuật và đầu tư Ngọc Long chia sẻ: "Chúng tôi đang hy vọng thời gian tới với sự hỗ trợ của tỉnh, sự quyết tâm của doanh nghiệp sẽ đưa được hàng hoá qua cảng, tiết kiệm được chi phí và quản lý hàng hoá, chính sách này trợ lực cho các doanh nghiệp ở Thanh Hoá xuất khẩu đi thế giới."
Anh Lê Đức Chung, Công ty TNHH Miza Nghi Sơn cho biết thêm: "Năm 2023 áp dụng nghị quyết 248 của HĐND tỉnh, chúng tôi xuất khẩu hàng đi nước ngoài qua cảng Nghi Sơn, chúng tôi sẽ tiết kiệm được chi phí đường bộ, vấn đề sản xuất được chủ động vì không phải phụ thuộc vấn đề vận tải đường bộ, chúng tôi sẽ chú trọng xuất khẩu hơn."


Anh Hoàng Bá Thi, Công ty TNHH Kuwait Việt Nam Petrochemicals
Anh Hoàng Bá Thi, Công ty TNHH Kuwait Việt Nam Petrochemicals chia sẻ: "Mục tiêu năm 2023 của chúng tôi sẽ bao tiêu 230 nghìn tấn 1 năm. Với chính sách của tỉnh nhà, hy vọng sẽ thu hút được nhiều hãng tàu vào cảng Nghi Sơn, doanh nghiệp hy vọng sẽ tiến tới đi trực tiếp toàn bộ sản phẩm từ cảng Nghi Sơn."
Được biết, sau khi Nghị quyết số 248 được ban hành, Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp đã tổ chức hội nghị gặp gỡ với các hiệp hội doanh nghiệp, các hãng tàu trong nước và quốc tế, lãnh đạo các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình để phổ biến chính sách, đồng thời cùng trao đổi về những kiến nghị, vướng mắc khiến các doanh nghiệp còn "chần chừ" với cơ hội đầu tư và đề xuất các phương án tháo gỡ. Đồng thời, kêu gọi thêm các hàng tàu có lợi thế ở khu vực Đông Á cùng hợp tác, liên kết để hạ giá thành phí dịch vụ vận chuyển qua cảng nhằm nâng cao sức cạnh tranh, thu hút thêm và duy trì bền vững hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng Nghi Sơn.

Tính đến thời điểm này, đã có 2 đơn vị vận tải biển là CMA-CGM và VIMC mở tuyến container qua Cảng Nghi Sơn, Thanh Hóa. Điều này thể hiện kết quả tích cực trong việc tỉnh Thanh Hóa nỗ lực kêu gọi và thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích các hãng tàu, đơn vị logictics và các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ vận tải và vận chuyển hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn.

Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với cuộc chiến thương mại
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ mới đây, các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai các biện pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động, các doanh nghiệp FDI đã quyết định đầu tư tại Việt Nam hiện vẫn kiên định với kế hoạch đầu tư của mình.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Với sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, những năm qua, Thanh Hóa đã xây dựng được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng nông sản hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Dự án đường bộ ven biển, đường 512 nối cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1A; dự án đường W5 thuộc dự án đô thị động lực Nghi Sơn là ba trong số các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai tại Thanh Hóa. Hiện nhà thầu đang tập trung phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ các dự án này.

Tập trung cấp nước phục vụ sản xuất
Do thời tiết nắng nóng, xâm nhập mặn diễn ra tại nhiều địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho hơn 112.000 ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.

4 tháng đầu năm, Thanh Hoá thu ngân sách ước đạt 16.307 tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2025 tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hoá ước đạt 16.307 tỷ đồng, bằng 35,8% dự toán.

Tỉnh Thanh Hóa thu 8.390 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Lũy kế 4 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hoá đã đón hơn 5,2 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu ước đạt 8.390 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 4/2025 đạt hơn 17.000 tỷ đồng
Tháng 4/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.198 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây dong riềng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 230 ha cây dong riềng. Đây là cây trồng được đánh giá thích hợp với thổ nhưỡng ở một số huyện miền núi do chịu hạn tốt, phù hợp với đất đồi dốc và cho năng xuất, hiệu quả kinh tế cao.

Thanh Hóa mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp xanh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch… hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu. Đến nay, trên địa bàn tỉnh bước đầu đã có các mô hình sản xuất cây trồng theo hướng hữu cơ và đạt tiêu chuẩn hữu cơ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.