Thúc đẩy hàng hóa qua cảng Nghi Sơn dịp cuối năm
10 tháng năm 2024, tổng khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa giữ mức tăng trưởng ổn định. Hiện giá cước vận tải biển thế giới đã hạ nhiệt, cùng với nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa dịp cuối năm tăng cao, nên các doanh nghiệp kinh doanh, khai thác cảng biển Nghi Sơn đang nỗ lực để thúc đẩy lượng hàng hóa bốc dỡ qua cảng để đảm bảo mục tiêu cả năm.
Đều đặn hàng tuần, tàu container của hãng vận tải biển CMA-CGM cập cảng Quốc tế Nghi Sơn để làm hàng. Chuyến tàu lần này vào cảng để xuất và nhập gần 350 container hàng hóa từ Nghi Sơn đi quốc tế và ngược lại. Cảng này hiện đang là đơn vị duy nhất khai thác các tuyến container quốc tế và nội địa qua Thanh Hóa.
Với việc tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn, doanh nghiệp khai thác cảng kỳ vọng sẽ hoàn thành mục tiêu sản lượng hàng hóa bằng container đạt 22.000 Tues trong cả năm.
Ông Nguyễn Duy Linh, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cảng Quốc tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Cuối năm, công ty sẽ tập trung nâng cao năng suất, hỗ trợ các điều kiện thuận lợi nhất để các hãng tàu làm hàng, giải phóng tàu nhanh. Song song với đó, chúng tôi có nhiều chính sách phù hợp hỗ trợ cho từng đối tượng tàu và chủ hàng vào từng thời điểm, để các tàu yên tâm vào làm hàng tại Cảng Quốc tế Nghi Sơn".
Hiện nay, khu vực cảng Nghi Sơn có 9 bến cảng và 2 khu neo đang khai thác, hoạt động. Trong đó, có 5 bến cảng dịch vụ, còn lại là bến cảng chuyên dụng. Tính từ đầu năm 2024 đến hết tháng 10, tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển qua hệ thống cảng Nghi Sơn đạt hơn 46,8 triệu tấn và 19.000 Tues, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm 2023 và đã vượt mục tiêu cả năm.
Cuối năm, giá nhiên liệu trong nước và quốc tế đã dần ổn định, giá cước vận tải biển đã giảm khoảng 20-30% so với trước; đồng thời các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu dự trữ hàng hóa, nguyên liệu cho các dịp lễ Tết tăng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp khai thác cảng triển khai nhiều giải pháp nhằm đa dạng thêm các loại hàng hóa thông qua cảng.
Ông Nguyễn Hữu Hoan, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật PTSC Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi thu hút thêm các loại mặt hàng phục vụ cho các nhà máy ở miền Trung như Fomosa, Hà Tĩnh và nhà máy thép Hòa phát, Quảng Ngãi, giúp cho tổng lượng hàng hóa thông qua cảng được đảm bảo. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng quan tâm đến công tác chuyển đổi số để tích hợp các hệ thống quy trình, nâng cao hiệu suất khai thác cảng, kho bãi và hạ tầng".
Sự nỗ lực của các doanh nghiệp khai thác cảng trong việc thúc đẩy hàng hóa thông qua hệ thống cảng Nghi Sơn không chỉ là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mà còn góp phần tăng thu ngân sách của tỉnh. Nhiều năm gần đây, nguồn thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng Nghi Sơn trở thành nguồn thu chủ đạo của Hải quan Thanh Hóa và chiếm tới gần 50% số thu ngân sách toàn tỉnh.
Năm 2025, xuất khẩu cao su kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng
Theo nhận định, năm 2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Triển khai gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố gói tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô lên tới hàng trăm tỷ đồng nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
World Bank dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam ở mức 6,6%
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra nhận định, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,3% trong năm 2026.
Các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị đẩy mạnh sản xuất để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.