Thúc đẩy phát triển du lịch dịp cuối năm
Những năm qua, với hướng đi đúng đắn, sự đầu tư hợp lý và khai thác tốt những tiềm năng sẵn có, du lịch Thanh Hoá đã và đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, thân thiện đối với du khách trong nước và quốc tế. Tiếp nối thành công của ngành du lịch, những tháng cuối năm, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tăng tốc, tập trung khai thác sản phẩm thế mạnh, đồng thời đưa ra chính sách du lịch hấp dẫn để thu hút khách.
Khu vực các huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vô cùng phong phú, đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp nằm ẩn mình giữa các khu bảo tồn thiên nhiên, rất phù hợp để hình thành những cung đường trải nghiệm. Bên cạnh đó, miền núi Thanh Hóa cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số với những nét văn hóa độc đáo. Từ tiềm năng to lớn đó, cùng với thành công của các giải chạy Marathon xuyên rừng Pù Luông và hiệu ứng du lịch cộng đồng miền Tây thời gian qua là những điều kiện lý tưởng để tỉnh Thanh Hóa phát triển loại hình du lịch đi bộ trong rừng - trekking tour. Phát huy lợi thế này, tỉnh Thanh Hóa vừa cho ra mắt 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng trên địa bàn các huyện Bá Thước, Quan Hoá, Thường Xuân. Việc xây dựng loại hình du lịch này là nỗ lực của tỉnh nhằm phát triển du lịch đúng với slogan "Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa". Qua đó, tạo sự khác biệt hấp dẫn và mang đến cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế, những trải nghiệm văn hóa bản địa đặc sắc của khu vực miền Tây xứ Thanh.

Ông Nguyễn Trung Dũng, Tổng quản lý Khu du lịch Pù Luông Retreat, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khách nước ngoài thích sự hoang sơ, thiên nhiên, chúng tôi luôn cùng với các doanh nghiệp khác tại Pù Luông là đẩy mạnh môi trường xanh, gìn giữu thiên nhiên Pù Luông để làm sao tạo độc đáo, thu hút khách nước ngoài".

Bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng Giám đốc Công ty CP GBest Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Huyền, Tổng Giám đốc Công ty CP GBest Việt Nam cho biết thêm: "Đối với thị trường khách Âu, họ mong muốn đến những nơi mang tính thiên nhiên, tự nhiên nhất, thông qua những hoạt động của các tour như nghỉ dưỡng, trekking hay là những tour về tìm hiểu về văn hóa, giá trị lịch sử mang tính sâu đậm của trống đồng Đông Sơn, thì đó là những sản phẩm mà chúng tôi đang tập trung để có thể khai thác khách du lịch quốc tế đến với Thanh Hóa".
Cuối năm cũng là dịp du khách tìm về với các điểm tâm linh nhiều hơn khi đến với Thanh Hóa. Để phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phát triển thêm nhiều sản phẩm, không gian mới phục vụ khách tham quan. Trong đó phải kể đến "Không gian văn hóa nông nghiệp vùng Tây Đô"; "Không gian trưng bày hiện vật ngoài trời"; khai thác không gian trưng bày đá xây thành làm điểm check-in tại cổng phía Nam; trưng bày mô hình súng thần công và những cải cách triều Hồ... Đồng thời đưa vào chương trình tham quan khu vực phụ cận Thành Nhà Hồ. Trung tâm tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị để bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đồng thời quảng bá, phát triển du lịch, thu hút khách du lịch về tham quan tòa thành đá độc nhất vô nhị này.


Ông Trịnh Hữu Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ
Ông Trịnh Hữu Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ chia sẻ: "Để chuẩn bị cho việc khai thác các hoạt động du lịch đặc biệt trong dịp cuối năm này, chúng tôi thực hiện các giải pháp: Trang bị các bảng QR để đảm bảo sự chủ động của khách khi đến thăm quan Thành Nhà Hồ. Chúng tôi cũng tiến hành khai thác những giá trị đặc trưng di sản để tạo ra không gian trưng bày làm mới mẻ hơn giá trị của di sản".
Không ngừng làm mới sản phẩm hiện có và chú trọng phát triển sản phẩm mới, trong những tháng cuối năm, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức đa dạng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm mới, hấp dẫn. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá "Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa". Tiếp tục tổ chức có hiệu quả chuỗi các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tại nhiều địa phương trong tỉnh nhằm thu hút khách du lịch tham gia vào các loại hình du lịch sự kiện, văn hóa, lịch sử, tâm linh. Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa cũng định hướng cho doanh nghiệp hội viên tích cực xây dựng sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường khách trong những tháng cuối năm. Đồng thời tích cực tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Mời các đoàn Farmtrip từ trong tỉnh, trong nước và cả quốc tế đến với xứ Thanh để tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm du lịch thế mạnh, đồng thời kết nối các sản phẩm có yếu tố liên vùng, liên khu vực. Việc tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch với các đơn vị có uy tín trong nước, quốc tế vừa giúp Thanh Hoá khẳng định thương hiệu du lịch, đồng thời mở rộng thị trường, tiếp tục hoàn thiện thêm những sản phẩm mới hấp dẫn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách.

Ông Lê Xuân Thuận, Giám đốc công ty Du lịch Thuận Phát, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm nay chúng tôi đã tăng cường hợp tác liên kết với các đơn vị lữ hành tỉnh ngoài. Thông qua đó, chúng tôi đã cùng nhau phát triển, đơn vị lữ hành các tỉnh đã đưa đến lượng khách hàng lớn cho chúng tôi và đến với Thanh Hóa".

Ông Lê Xuân Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Xuân Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi cùng với ban chấp hành thúc đẩy hội viên tăng cường tình đoàn kết, đẩy mạnh việc tân trang lại khách sạn, nhà hàng... để đón khách được chu đáo, tổ chức các lớp chuyển đổi số, đào tạo nhân lực để phục vụ du khách tốt hơn dịp trước, trong và sau Tết".
Từ đầu năm 2024 đến nay, Thanh Hoá luôn nằm trong top đầu cả nước về thu hút khách du lịch. Lượng khách du lịch đến với Thanh Hoá tăng cả 3 loại hình du lịch gồm: du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng. Tỉnh Thanh Hoá đặt mục tiêu đón 13,8 triệu lượt du khách, tổng thu du lịch đạt trên 32.300 tỷ đồng trong năm nay, tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các mục tiêu đều đã vượt, với 15,3 triệu lượt khách, trong đó, lượng khách quốc tế ước đạt 719 nghìn lượt, tăng 16,7% so với cùng kỳ, doanh thu du lịch ước đạt trên 33.800 tỷ đồng. Mức chi tiêu và số ngày lưu trú của du khách trong năm 2024 của tỉnh Thanh Hoá tăng 38% so với năm 2023. Hàng loạt sản phẩm du lịch mới, chất lượng cao cũng giúp du lịch Thanh Hoá được nâng lên một tầm cao mới như: khu nghỉ dưỡng Flamingo Ibiza Hải Tiến; Công viên nước Sun World Sầm Sơn; Phố đi bộ thành phố Thanh Hoá, các tour treckking đi bộ trong rừng tại các huyện miền núi được đưa vào khai thác, tạo dấu ấn đậm nét trên bản đồ du lịch Việt Nam.


Bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá
Bà Vương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá chia sẻ: "Chúng tôi tiếp tục tổ chức chuỗi các sự kiện văn hóa thể thao du lịch tại nhiều địa phương trong tỉnh để tiếp tục thu hút khách du lịch gắn với loại hình du lịch sự kiện, du lịch văn hóa lịch sử tâm linh. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ quảng bá điểm đến trên các kênh truyền thông và nền tảng số. Đảm bảo an ninhh trật tự, phòng cháy chữa cháy tại các điểm du lịch".
Cuối năm, du lịch biển không còn là thế mạnh để Thanh Hóa hút khách du lịch, tuy nhiên với mảnh đất địa lịnh nhân kiệt, đa dạng sắc màu văn hóa và địa hình thiên nhiên phong phú với hệ thống giao thông thuận tiện, Thanh Hóa đang nỗ lực phát huy và tiếp tục khẳng định sức hút trên bản đồ du lịch cả nước, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bốn mùa trong tương lai gần.

Trăn trở với nghề dệt truyền thống ở bản Thái
Do tác động của nhiều yếu tố, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trăn trở về điều này, gần đây, nghề dệt thổ cẩm ở bản Thái được khôi phục và phát triển, giúp cho đồng bào Thái có cơ hội tìm về văn hóa truyền thống của dân tộc.

Vang vọng Chí Linh Sơn
Lang Chánh là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất thiêng huyền thoại, gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng, bi tráng về nghĩa quân Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, trong những năm qua, Lang Chánh đã và đang “chuyển mình” trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động tại huyện Thường Xuân
Trung tâm xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh Thanh Hóa vừa tổ chức Chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động chào mừng thành tựu 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2025) tại huyện Thường Xuân.

Hải Tiến sẵn sàng cho mùa du lịch biển năm 2025
Để đón mùa cao điểm du lịch biển năm 2025, thời điểm này, trên địa bàn Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, các tổ chức đoàn thể đang khẩn trương hoàn tất các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, cảnh quan môi trường biển để phục vụ du khách.

Vang vọng Chí Linh Sơn
Huyện miền núi Lang Chánh không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, những năm qua, Lang Chánh đã và đang "chuyển mình" trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm
Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) đánh giá Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam.

Bông hoa của đại ngàn
Những năm gần đây, Thạch Lâm đã trở thành địa chỉ được ghi dấu trên bản đồ du lịch cộng đồng của tỉnh Thanh Hoá. Để có những đổi mới trong cách làm du lịch nhằm thu hút du khách, những người trẻ ở xã Thạch Lâm đóng vai trò tiên phong. Một trong số đó là cô gái Mường Bùi Thị Nga - người mang khát vọng khai phá tiềm năng du lịch cộng đồng, mở ra hướng đi mới cho người dân bản địa. Giữa núi rừng đại ngàn, Nga như bông hoa nhỏ, kiên cường mà rực rỡ vươn lên với khát vọng thoát nghèo.

Loạt video clip quảng bá du lịch Việt Nam nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G
Nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác về Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ 4 được tổ chức tại Việt Nam, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) đã cho ra mắt 3 video clip quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt Nam.

Các điểm du lịch cộng đồng sẵn sàng đón khách dịp lễ 30/4 - 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày. Đây là thời gian cao điểm để các địa phương đón lượng lớn du khách và mở đầu cho mùa du lịch hè 2025. Đến thời điểm này, các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực để đón tiếp và phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh.

Công bố quy hoạch khu di tích Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Chiều ngày 14/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố Quyết định của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm: Núi Nưa, Đền Nưa, Am Tiên) giai đoạn 2025 - 2035, tầm nhìn đến năm 2045.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.