Thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững
Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4817/VPCP-QHĐP ngày 1/8/2022 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Chính sách hỗ trợ đặc thù người nông dân sản xuất giống
Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hỗ trợ nông dân, phục hồi phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi đất sản xuất lúa không hiệu quả sang chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn trái mang hiệu quả cao; đánh giá, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình thực hiện Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển, nghiên cứu giống theo Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 (Chương trình giống); chính sách hỗ trợ đặc thù đối với đội ngũ người nông dân tham gia sản xuất giống.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, hoàn thiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu trong nước thay thế nguồn nhập khẩu, đầu tư vào công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch; hối hợp với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp bình ổn giá vật tư nông nghiệp đầu vào; phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư vào công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
Tháo gỡ khó khăn tiêu thụ nông sản
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc giúp việc tiêu thụ nông sản thuận lợi; nâng cao năng lực hệ thống kiểm dịch; tăng cường triển khai hỗ trợ cấp mã số vùng trồng đảm bảo an toàn, truy xuất nguồn gốc; phối hợp với lực lượng hải quan, biên phòng chủ động trao đổi thông tin về yêu cầu nhập khẩu đối với các lô hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; đẩy nhanh tiến độ đàm phán về quản lý chất lượng để tăng số lượng, chủng loại trái cây xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc.
Phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam rà soát, nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn, hỗ trợ nông dân phát triển hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái ngành trái cây, xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch để thực hiện hiệu quả Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cùng với đó phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam nghiên cứu đề xuất về nâng cao tri thức cho người nông dân; tạo đột phá trong phát triển nhân lực, đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, tận dụng hiệu quả cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế.
Ngăn chặn tình trạng tăng giá bất hợp lý
Phó Thủ tứng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp rà soát, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với một số mặt hàng thiết yếu; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thị trường, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; chỉ đạo Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Dầu khí, các doanh nghiệp trong nước có giải pháp để giảm giá và bình ổn giá phân bón.
Tăng cường quảng bá hình ảnh thực phẩm Việt Nam - Foods of Vietnam tại các triển lãm trong nước và quốc tế. Phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá và nâng cao hình ảnh của sản phẩm nông sản Việt Nam thông qua các hội trợ triển lãm, lễ hội trong nước và quốc tế; có chính sách, chiến lược đưa hàng Việt Nam chất lượng cao về nông thôn. Hàng năm, bố trí và tăng nguồn kinh phí để Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp thực hiện các chương trình này.
Đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, quảng bá, giới thiệu nông sản Việt Nam, đặc biệt là trái cây và sản phẩm OCOP. Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh các hoạt động thương mại tiêu thụ nông sản, quan tâm thương mại quốc tế; xây dựng các sàn giao dịch nông sản hiệu quả; đặc biệt quan tâm đầu tư kết nối thương mại điện tử cho người dân.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức, triển khai đào tạo, tập huấn và truyền thông về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tạo điều kiện để các Trung tâm Hỗ trợ nông dân các tỉnh, thành phố phối hợp, tham gia đào tạo nghề cho nông dân và lao động ở nông thôn; xây dựng cơ sở dữ liệu và số hóa các cuốn sách, cẩm nang về đào tạo từng nghề cụ thể trong nông nghiệp.
Xây dựng chính sách đào tạo nghề đặc thù trong Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đối với lao động dân tộc thiểu số, miền núi, nhất là lao động trẻ. Có cơ chế, chính sách để thu hút lao động trẻ về nông thôn, nhất là khu vực miền núi làm việc ổn định, lâu dài.
Ngăn chặn tình trạng "sốt đất"
Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể về việc tập trung, tích tụ đất đai để hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn trong quá trình xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi).
Đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất biện pháp ngăn chặn tình trạng "sốt đất", nhất là sốt đất nông nghiệp, tác động tiêu cực đến sản xuất của người nông dân; khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đó có quy định về định giá đất.
Phó Thủ tướng yêu cầu đối với vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn, đẩy mạnh công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn; thực hiện hiệu quả phân loại chất thải tại nguồn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nhất là đối với các hành vi xả thải thẳng ra môi trường nguồn nước thải, chất thải, khí thải chưa qua xử lý.
Phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đẩy mạnh thông tin, truyền thông tới nông dân, người dân ở nông thôn về phân loại và xử lý các loại chất thải trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích sử dụng các loại chất thải có thể tái chế làm phân bón hữu cơ phục vụ nông nghiệp.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Luật Hợp tác xã (sửa đổi) trong đó nghiên cứu quy định về hỗ trợ của Nhà nước, quy định chính sách đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích, hỗ trợ người có trình độ về làm việc cho hợp tác xã; chính sách về hỗ trợ tín dụng cho vay ưu đãi, vay không tài sản bảo đảm; về bảo hiểm; vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong việc đào tạo, bồi dưỡng thành viên và người lao động trong hợp tác xã.
Tập trung hỗ trợ ngành chế biến nông, lâm nghiệp, thủy sản gắn với thị trường và phát triển vùng nguyên liệu bền vững; xây dựng chính sách ưu đãi và tạo môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng đối với doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, chuỗi chế biến nông sản, doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao; tập trung định hướng vùng nguyên liệu trái cây mang tính chất vùng, liên vùng, phát triển cây ăn quả chủ lực phục vụ cho sản xuất, chế biến ổn định, bền vững.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, thuận lợi, an toàn và thân thiện, tiệm cận với chuẩn mực quốc tế; đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm dựa trên tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng, minh bạch, hợp lý.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích nông dân khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo; bố trí dự toán và cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Luật Đầu tư công năm 2019.
Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm "tín dụng đen"
Bộ Công an đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân trong việc nhận diện các "chiêu trò", thủ đoạn của các đối tượng tạo các cơn "sốt đất ảo" để trục lợi, đặc biệt là tội phạm hoạt động theo các hình thức "xã hội đen", các nhóm "giang hồ" liên kết với nhau tạo dự án không có thật để lừa đảo người dân; chỉ đạo công an các địa phương tham mưu chính quyền giải quyết ngay từ đầu, từ sớm, hạn chế việc khiếu kiện đông người về đất đai, không để hình thành "điểm nóng" phức tạp về an ninh, trật tự; tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư, kinh doanh bất động sản, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phân lô bán nền trái quy định pháp luật.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen". Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, nhất là quy định về giao dịch, vay mượn, huy động, sử dụng vốn an toàn, về phương thức, thủ đoạn của tội phạm liên quan đến "tín dụng đen", cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê. Phối hợp với ngành ngân hàng nghiên cứu ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực, mở rộng các hình thức cho vay tín chấp phục vụ tiêu dùng của người dân, góp phần hạn chế các trường hợp vay "tín dụng đen" với lãi suất cao; rà soát, phát hiện, phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý quyết liệt các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; tham mưu Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm phòng ngừa, xử lý có hiệu quả tội phạm "tín dụng đen".
Phối hợp xử lý nghiêm vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường ở nông thôn; nhất là các hành vi xả thải chất thải, nước thải, khí thải trái quy định; cần xử lý hình sự đối với những hành vi có tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống, môi trường ở nông thôn; nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm, tập trung điều tra, xử lý nghiêm các loại tội phạm và vi phạm pháp luật trên lĩnh vực môi trường, nhất là các xả thải ô nhiễm môi trường.
Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tham mưu hoàn thiện quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản nhằm hạn chế tình trạng phân lô, tách thửa, bán nền đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng, trong đó nghiên cứu nội dung về mặt hàng phân bón, tạo điều kiện để mặt hàng này có mức giá thấp và nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
Triển khai thực hiện Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg ngày 09/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp giúp người nông dân được tiếp cận với dịch vụ này nhiều hơn để yên tâm đầu tư, sản xuất; bố trí và cân đối nguồn ngân sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, khởi nghiệp trong ngành, lĩnh vực nông nghiệp; ưu tiên nguồn vốn cho các ngành nghề đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp; nghiên cứu đề xuất chính sách ưu đãi, hỗ trợ về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế, lệ phí, hỗ trợ về vốn... để tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển, sản xuất lâu dài, ổn định; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí dự toán và cấp bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Luật Đầu tư công năm 2019.
Ủy ban Dân tộc tăng cường và ưu tiên tập huấn các mô hình sản xuất nông nghiệp giản đơn, thích hợp theo từng vùng miền; phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam tổ chức đào tạo nghề cho người dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi; duy trì chương trình cấp phát miễn phí báo, tạp chí về vùng dân tộc thiểu số, miền núi, ưu tiên cho các báo, tạp chí chuyên ngành, dành nhiều thời lượng về đào tạo nghề; phối hợp, hỗ trợ nguồn lực để Hội Nông dân Việt Nam triển khai xây dựng các mô hình điểm về giảm nghèo bền vững gắn với việc thành lập các Chi, Tổ, Hội nghề nghiệp tại các địa bàn dân tộc thiểu số miền núi theo Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận vốn
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, tăng nguồn cho vay mới theo quy định đối với người nông dân để ổn định sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; thực hiện các giải pháp khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với lĩnh vực nông nghiệp và người dân ở nông thôn.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về tín dụng và hoạt động ngân hàng; điều hành tín dụng khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; mở rộng mạng lưới, điểm cung ứng dịch vụ của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là hoạt động tài chính quy mô nhỏ, ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vùng nông thôn tiếp cận vốn và dịch vụ ngân hàng; chỉ đạo các ngân hàng thương mại ưu tiên nguồn vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với những dự án hiệu quả cao; có chính sách về vốn, tín dụng cho doanh nghiệp đồng hành cùng nông dân.
Đồng thời, phối hợp xử lý và ngăn chặn "tín dụng đen" ở khu vực nông thôn. Tăng cường hoạt động truyền thông về cơ chế, chính sách cho vay, dịch vụ ngân hàng đến người dân; cảnh báo để người dân phòng, tránh "tín dụng đen"; giúp người dân có đủ kiến thức cần thiết tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng chính thức; khuyến khích các tổ chức tín dụng phát triển mạng lưới ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; tập trung nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhu cầu đời sống, tiêu dùng chính đáng của người dân; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay, thanh toán trực tuyến.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo các công ty tài chính tiêu dùng tập trung chấn chỉnh lại hoạt động cho vay, có chính sách lãi suất phù hợp, thu nợ bảo đảm minh bạch, đúng quy định pháp luật.
Bộ Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thông qua xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với triển khai các chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Triển khai có hiệu quả các chương trình đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội thông qua chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... cho vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
Phối hợp thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển, nghiên cứu giống theo Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 (Chương trình giống); phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ nông dân xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt Nam; chủ trì nghiên cứu xây dựng cơ sở chiếu xạ phục vụ bảo quản và xuất khẩu hoa quả, sản phẩm nông nghiệp.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức Hội nghị đối thoại Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với nông dân địa phương vào giữa 2 kỳ đối thoại của Thủ tướng Chính phủ (tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm), giải quyết hiệu quả các vấn đề theo tinh thần phân cấp, vừa giải quyết các vấn đề cấp bách, tình thế, vừa giải quyết các vấn đề chiến lược, lâu dài.
Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tham mưu Thủ tướng Chính phủ có cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tham gia có trách nhiệm trong công tác truyền thông phát triển nông nghiệp, nông thôn; đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thanh Hóa có 94.000 ha dược liệu trồng dưới tán rừng
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện tỉnh Thanh Hóa có khoảng 94.000 ha trồng cây dược liệu dưới tán rừng, với khoảng 1.000 loại. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 5.000 ha trồng dược liệu trên đất trồng cây hàng năm. Các loại cây dược liệu chủ yếu trồng tập trung tại các huyện miền núi của tỉnh.
Phát triển 220 ha tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao
Tính đến tháng 12 năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được khoảng 220 ha nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo hướng công nghệ cao, tăng 50 ha so với cùng kỳ năm trước.
Thủy sản về đích xuất khẩu 10 tỷ USD
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng với giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2023.
Giảm 2% lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1629 ngày 23/12/2024 về việc giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi).
Việt Nam nằm trong nhóm tăng trưởng kinh tế nhanh nhất Đông Á – Thái Bình Dương
Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương trong năm nay và năm sau. Đây là nhận định mà Ngân hàng Thế giới World Bank vừa đưa ra.
Thanh Hóa có 4 doanh nghiệp đạt giải Sao Vàng đất Việt 2024
Tối ngày 24/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thủ đô Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024 cho Top 10, Top 100 và Top 200 thương hiệu Việt Nam tiêu biểu. Tỉnh Thanh Hóa có 4 doanh nghiệp được trao giải Sao Vàng đất Việt lần này.
11 tháng năm 2024: Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 370 tỷ USD
Tổng cục Hải quan cho biết, 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 370 tỷ USD, tăng trên 14%, tương ứng tăng 46 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hoá: Sản xuất nước mắm phục vụ Tết Ất Tỵ tăng 30% so với năm trước
Vài năm trở lại đây, các mặt hàng nước mắm truyền thống được nhiều người tiêu dùng lựa chọn mua và biếu tặng dịp Tết Nguyên đán. Bởi vậy, thời điểm này hầu hết các cơ sở sản xuất, chế biến nước mắm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đều đang chuẩn bị sẵn sàng lượng lớn hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Xuất khẩu rau quả lập kỷ lục mới
Tính đến đầu tháng 12 năm nay, xuất khẩu rau quả của Việt Nam mang lại giá trị hơn 6,7 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2023.
Năm 2025: Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD
Năm 2024, xuất khẩu của ngành da giày đạt trên 26 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2023. Hiện, trong chuỗi cung ứng da giày thế giới, Việt Nam đang đứng thứ 3 về sản xuất với 1,4 tỷ đôi/năm, sau Trung Quốc và Ấn Độ; đứng thứ 2 về xuất khẩu với 1,3 tỷ đôi/năm, chỉ sau Trung Quốc.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.