Thực hiện tự chủ - Thúc đẩy chất lượng dịch vụ y tế bệnh viện công lập
Tự chủ bệnh viện là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm đổi mới cơ chế hoạt động của bệnh viện công lập phù hợp với bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua, các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh đã chủ động chuyển đổi cơ chế hoạt động, tích cực khai thác nguồn thu hợp pháp, đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiệu quả trong đơn vị. Qua đó tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ công có chất lượng cao; từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế, tăng nguồn lực chi cho đầu tư phát triển đơn vị.
Bệnh viện Đa khoa huyện Hậu Lộc là 1 trong 38 bệnh viện công lập đang thực hiện thành công cơ chế tự chủ trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, bệnh viện khám và điều trị bệnh cho trên 400 lượt bệnh nhân. Bệnh viện luôn chú trọng đầu tư nhiều máy móc, thiết bị mới; triển khai nhiều kỹ thuật hiện đại, nhiều loại bệnh trước đây phải chữa trị tại tuyến trên, nay đã có thể chẩn đoán và điều trị thành công tại bệnh viện. Bên cạnh đó, bệnh viện đã cải thiện tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, cải cách thủ tục hành chính giúp giảm thời gian chờ đợi, tạo thuận lợi cho bệnh nhân đến khám và điều trị. Do thực hiện tốt các giải pháp trong nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thu hút đông bệnh nhân nên nguồn thu của bệnh viện luôn có mức tăng trưởng, đảm bảo thu nhập ổn định cho cán bộ, y bác sỹ, nhân viên y tế tại bệnh viện.


Bác sỹ CKII Lê Đình Tiệp, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Bác sỹ CKII Lê Đình Tiệp, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đã cố gắng sắp xếp nguồn lực, tài chính để đầu tư thêm máy móc thiết bị mới, sửa chữa các phòng bệnh khang trang, thực hiện nhiều kỹ thuật mới giúp người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế tốt nhất".
Tính đến năm 2024, Thanh Hóa hiện có 38 bệnh viện công lập bao gồm 13 bệnh viện tuyến tỉnh và 25 bệnh viện tuyến huyện. Chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện công lập ngày càng được nâng cao, các đơn vị đã triển khai áp dụng nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao, cải tiến quy trình, chuyển giao kỹ thuật, thay đổi phong cách, thái độ phục vụ hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

Việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế đã góp phần giảm bớt kinh phí cho hoạt động ngân sách nhà nước, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp dịch vụ phong phú, đa dạng cho xã hội, thu nhập của người lao động đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, một số bệnh viện các huyện miền núi thực hiện tự chủ trong điều kiện thiếu nhân lực và nhân lực chất lượng cao, trang thiết bị thiếu và lạc hậu, dẫn đến việc khó thu hút bệnh nhân. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa tính đủ chi phí nên nguồn thu không đảm bảo chi hoạt động thường xuyên.


Bác sỹ Chuyên khoa II Ngô Công Liêm, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
Bác sỹ Chuyên khoa II Ngô Công Liêm, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Lang Chánh là huyện miền núi nghèo, đầu tư cho y tế những năm qua còn hạn chế. Sau khi thực hiện tự chủ chúng tôi gặp muôn vàn khó khăn. Đơn vị đã nỗ lực bằng mọi giải pháp, đến nay cũng đã từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân".
Tự chủ tài chính là chủ trương chung và được xác định là xu thế tất yếu phải thực hiện ở các bệnh viện công lập. Thực tế này đòi hỏi các bệnh viện công lập nói chung, trong đó có bệnh viện ở khu vực miền núi muốn phát triển phải đổi mới phương thức quản lý, đặc biệt là quản lý kinh tế y tế. Ngoài ra, các cấp có thẩm quyền từ tỉnh đến cơ sở cần quan tâm hơn nữa trong đầu tư, hỗ trợ xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo chuyển giao kỹ thuật từ nguồn ngân sách... đáp ứng ngày càng cao nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân.


Dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị bệnh
Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Dù dịch không gây bệnh cho người nhưng việc tiêu thụ thịt lợn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Người tiêu dùng cần đặc biệt cảnh giác, cẩn trọng khi lựa chọn, chế biến thịt lợn.

Đảm bảo khám chữa bệnh an toàn trong và sau mưa bão
Trước diễn biến phức tạp và mức độ rủi ro cao của bão số 3, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động triển khai đồng bộ các phương án ứng phó, vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh, vừa duy trì hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh và cấp cứu.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh”. Theo Bộ Y tế, những giờ đầu đời của trẻ sơ sinh là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ môi trường trong tử cung sang môi trường ngoài tử cung. Khoảng 2/3 số ca tử vong sơ sinh xảy ra trong ba ngày đầu sau sinh, nhiều trường hợp có thể phòng ngừa được bằng các can thiệp đơn giản. Chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm là một gói các can thiệp dựa trên bằng chứng được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nhằm cải thiện tử vong sơ sinh.

Bộ Y tế yêu cầu trực cấp cứu 24/24h trong bão số 3
Trước tình trạng cơn bão số 3 có thể ảnh hưởng đến đất liền Việt Nam (dự báo từ đêm ngày 21/7), với vùng ảnh hưởng từ Quảng Ninh đến Nghệ An, Bộ Y tế vừa ban hành công điện chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị y tế trực thuộc khu vực miền Bắc, miền Trung chủ động triển khai công tác ứng phó.

Bộ Y tế phải hoàn thành kết nối dữ liệu bệnh viện với VNeID trước 31/8
Trong kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của Ban Chỉ đạo Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, Bộ Y tế được giao một loạt nhiệm vụ trọng tâm cần hoàn thành trước ngày 31/8/2025, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện trong ngành y tế.

Bệnh viện Đa khoa Quan Hóa gặp nhiều khó khăn
Những năm qua, bệnh viện Đa khoa Quan Hóa đối mặt với rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực, ảnh hưởng đến chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

Thanh Hoá: Vẫn thiếu bác sĩ tại các trạm y tế
Tỉnh Thanh Hóa hiện có 547 trạm y tế. Đây là mạng lưới y tế cơ sở trực tiếp gần người dân nhất, là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng như sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trạm y tế đang gặp khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và thiếu bác sĩ, khiến hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân bị hạn chế.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh nguyên liệu làm thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình trạng kinh doanh, sản xuất một số loại sản phẩm liên quan đến sức khoẻ con người không đúng quy định của pháp luật đã được các cơ quan chức năng phát hiện. Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát việc kinh doanh nguyên liệu làm thuốc trên địa bàn và chỉ đạo các cơ sở bán buôn nguyên liệu làm thuốc báo cáo, sử dụng nguyên liệu theo quy định pháp luật.

Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế với hộ cận nghèo ở các xã nghèo
Theo Nghị định 188/2025 vừa được Chính phủ ban hành, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang cư trú trên địa bàn các xã nghèo theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản khác của cơ quan có thẩm quyền.

Tiếp nhận 1.300 đơn vị máu tại ngày hội "Giọt hồng Xứ Thanh"
Sáng 18/7, tại Trung tâm hội nghị 25B, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội hiến máu "Giọt hồng Xứ Thanh". Đây là một trong những hoạt động thuộc chương trình "Hành trình đỏ - Kết nối dòng máu Việt" lần thứ XIII được tổ chức tại Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.