Thực phẩm giúp giảm say xe nhanh chóng mà không cần thuốc
Phương pháp nhanh nhất mà nhiều người lựa chọn khi đi tàu xe là uống thuốc để chống say xe, nhưng về lâu dài nó sẽ khiến bạn bị "nhờn thuốc" và làm mất tác dụng của thuốc. Do đó, bạn có thể sử dụng các thực phẩm dễ tìm trong gia đình để làm giảm các triệu chứng say xe.
Gừng
Gừng là một trong những thực phẩm phổ biến giúp làm dịu dạ dày. Hãy nhai một miếng gừng nhỏ đã bóc vỏ thật chậm khi bắt đầu có những triệu chứng say xe như chóng mặt, buồn nôn. Để ngăn ngừa say xe, bạn có thể ăn hoặc uống trà gừng khoảng một giờ trước khi lên xe.
Cam, quýt, chanh
Tinh dầu có trong vỏ cam quýt có khả năng an thần, chống co thắt ruột, dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, tinh dầu này còn có tác dụng trực tiếp khi bạn vo tròn một ít vỏ cam và nhét vào mũi, nó sẽ làm dịu ngay cơn buồn nôn và ói mửa.
Bên cạnh đó, chanh tươi và nước chanh cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp thư giãn dạ dày, giảm buồn nôn và nôn mửa khi đi tàu xe. Cắt 1-2 lát chanh mỏng đặt trong túi nhựa và mang theo trong chuyến đi của bạn. Ăn cả miếng chanh hoặc uống nước ép khi bắt đầu cảm thấy say xe.
Bánh quy
Ăn 2-3 chiếc bánh quy khi bạn bắt đầu thấy buồn nôn và tiếp tục ăn chúng đến khi các triệu chứng say xe giảm. Bạn nên ăn bánh quy loại giòn vì chúng làm giảm lượng nước bọt trong miệng, ngăn cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Tránh ăn bánh quy nướng, có vị cay, hành hoặc tỏi vì chúng có thể khiến các triệu chứng tồi tệ hơn.
Bánh mì
Thực phẩm này kích thích tuyến tụy tiết ra trypsin, kết hợp với axit amin trong bánh mì làm thư giãn thần kinh, giảm cảm giác say xe. Ngoài ra, ngửi một mẩu bánh mì cũng giảm bớt mùi tàu xe khó chịu, ngăn ngừa buồn nôn, nôn mửa.
Quả olive
Olive ngăn ngừa tiết nước bọt trong miệng, giảm cảm giác buồn nôn. Ăn một vài quả ô liu trước khi lên xe và mang thêm để phòng ngừa. Nếu cảm thấy say xe, hãy ăn vài quả cho đến khi triệu chứng biến mất.
Khoai lang
Những thực phẩm chứa nhiều tinh bột có công dụng ngăn ngừa triệu chứng say xe khó chịu. Với khoai lang, bạn không cần phải luộc chín mà chỉ cần rửa sạch củ khoai lang tươi, cắt miếng nhỏ rồi nhai sống.
Chỉ bằng một miếng khoai lang sống thôi thì dù xe có xóc nảy thế nào cũng không khiến bạn mệt mỏi hay buồn nôn nữa bởi chúng có tác dụng giảm các cơn co thắt, trung hòa axit có trong dạ dày, giảm cảm giác nôn nao vô cùng hiệu quả.
Theo Báo Lao động
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được
Tuần lễ Tiêm chủng thế giới năm nay diễn ra từ ngày 24/4 đến 30/4/2025 với khẩu hiệu "Tiêm chủng cho tất cả mọi người là điều có thể thực hiện được". Mục tiêu hướng đến việc ngày càng nhiều trẻ em, thanh thiếu niên, người lớn và cộng đồng được bảo vệ khỏi các bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine.

Yêu cầu rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc tại các bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu các bệnh viện rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.

Đảm bảo điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh mùa nắng nóng
Tình hình nóng gay gắt với nền nhiệt cao khiến cho các loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn cho học sinh. Vì vậy, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động rà soát, cải tạo cơ sở vật chất, điều chỉnh lịch bán trú để phù hợp với điều kiện thời tiết nắng nóng.

Các trường mầm non chủ động phòng chống dịch bệnh mùa hè cho trẻ
Hiện đang là thời gian cao điểm của một số bệnh truyền nhiễm như: sởi, thuỷ đậu, tay chân miệng và các bệnh về tiêu hoá… Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Thanh Hoá đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa hè, không để lây lan, bùng phát trong nhà trường.

Bộ Y tế ban hành chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3
Để tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng chiến dịch phòng, chống bệnh sởi cho các đối tượng, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, trên cơ sở đề xuất nhu cầu vaccine, phạm vi triển khai chiến dịch vaccine phòng, chống dịch sởi của các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Theo đó, tiếp tục mở rộng đối tượng, tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng.

Xây dựng mạng lưới nội dung y tế chính thống, đa dạng và thiết thực
Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư, Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), nền tảng TikTok cùng Hệ sinh thái Bệnh viện đa khoa Tâm Anh và Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm cùng nhau xây dựng mạng lưới thông tin y tế chuẩn khoa học, đáng tin cậy và dễ tiếp cận vì sức khỏe cộng đồng.

Hướng dẫn truy cập sổ sức khỏe điện tử trên VNeID
Tiện ích sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) đã có trên ứng dụng VNeID nhằm hỗ trợ công dân trong việc khám chữa bệnh nhanh chóng và thuận tiện hơn. Vậy sổ sức khỏe điện tử VNeID là gì? Và cách sử dụng tiện ích này như thế nào.

Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử VNeID
Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID (Sổ sức khỏe điện tử VNeID). Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được sử dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân, cả loại hình khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú, khám chữa bệnh từ xa.

80% bệnh nhân đột quỵ đến bệnh viện khi đã quá “giờ vàng”
Đột quỵ không còn là bệnh của người già mà hiện nay, nhiều người trẻ, thậm chí trẻ em cũng bị đột quỵ. Điều đáng chú ý, khoảng 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam được đưa đến bệnh viện đều đã quá “giờ vàng”. Nguyên nhân là do nhận thức của cộng đồng về đột quỵ chưa cao và người bệnh chưa được đưa đến đúng địa chỉ khi bị đột quỵ.

Mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng sởi
Tin từ Bộ Y tế cho biết độ tuổi mắc bệnh sởi đã bắt đầu có sự thay đổi. So với 3 tháng đầu năm 2025, số ca mắc giảm nhẹ ở nhóm dưới 10 tuổi và tăng ở nhóm trên 10 tuổi. Thực hiện chủ trương rà soát của Bộ Y tế, ngành y tế Thanh Hoá đã đề xuất đối tượng tiêm chiến dịch phòng, chống sởi đợt 3 cho nhóm trẻ từ 11-15 tuổi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.