Thực trạng phát triển vùng nguyên liệu mía Thanh Hóa
(TTV) - Đối với người nông dân, nhất là ở vùng trung du miền núi Thanh Hóa, cây mía nguyên liệu vốn được xem là cây xoá đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, có một thực trạng là: sau nhiều năm sản xuất, năng suất chất lượng mía vẫn còn thấp, giá thu mua bấp bênh, khó cạnh tranh với các cây trồng khác, dẫn đến diện tích mía đang ngày càng bị thu hẹp.
Xã Ngọc Trung, huyện Ngọc Lặc có hơn 400ha đất nông nghiệp, có thời điểm diện tích mía lên tới 260 ha. Tuy nhiên, niên vụ này, diện tích mía của xã chỉ còn 98 ha…
Xã Thanh Tân là một trong nhưng xã có diện tích mía lớn thuộc vùng nguyên liệu của Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống, nhưng thời gian qua, diện tích mía của xã cũng đã giảm từ 800ha xuống còn 500 ha. Nhiều hộ dân đã chuyển sang các cây trồng khác, những hộ đã gắn bó với cây mía hàng chục năm cùng cũng không còn mặn mà với cây mía.
Niên vụ mía 2016-2017, diện tích mía của huyện Như Thanh chỉ đạt hơn 2.000 ha, giảm 900 ha so với kế hoạch. Cây mía, dù được coi là một trong những cây trồng chủ lực và huyện đã có riêng đề án “Tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu giai đoạn 2015 -2020”, nhưng năng suất mía cũng khó được cải thiện, khi sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trong khi đó, các chính sách của Nhà máy đầu tư cho vùng nguyên liệu, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh mía… còn nhiều hạn chế.
Năng suất mía của Thanh Hóa hiện tương đương so với cả nước,trên dưới 60 tấn 1ha như hiện nay, lợi nhuận chỉ đạt từ 15-18 triệu đồn nhưng thấp hơn khoảng 10 tấn 1 ha so với trung bình của thế giới. Chưa kể, do chất lượng thấp, nên hiệu suất đường bình quân chỉ đạt 4- 5 tấn 1 ha, trong khi đó Thái Lan là 7- 8 tấn 1 ha, Brazil 9-21 tấn 1 ha. Để đảm bảo thu nhập cho người nông dân cũng như ổn định vùng nguyên liệu, cần phải có giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả cây mía.
Thanh Tâm - Quốc An
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trưởng tích cực
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả nước trong tháng 4 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung cả 4 tháng, chỉ số này đã tăng 8,4% so với cùng kỳ. Những lĩnh vực tăng trưởng mạnh có thể kể đến như chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện và cung cấp nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực, sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việt Nam xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 vào Singapore
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản vào Singapore đạt hơn 21 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Với con số ấn tượng này, Việt Nam hiện đứng trong top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất tại Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Nhiều diện tích nứa, vầu ở Quan Sơn bị khuy
Những cánh rừng nứa, vầu từ bao đời nay đã là là nguồn sống của các thế hệ người dân huyện Quan Sơn. Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi chết khô hàng loạt hay còn gọi là “khuy” đồng nghĩa với hàng nghìn hộ gia đình đối diện với nguy cơ mất nguồn sống trong nhiều năm tới.

Mô hình liên kết trồng dưa kiếm Nhật đem lại hiệu quả kinh tế cao
Vụ Xuân năm nay, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa cây dưa chuột giống Nhật vào trồng và đã mang lại kết quả bước đầu. Lợi nhuận của các mô hình đạt từ 80-100 triệu 1ha.

PMI tháng 4 chỉ đạt 45,6 điểm
Sáng 5/5/2025, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 4/2025. Trong đó có 3 điểm nhấn nổi bật: Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều giảm đáng kể; Tâm lý kinh doanh đạt mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021; Tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại và giá cả đầu ra giảm

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Hàng không Việt Nam tăng hơn 19% số chuyến bay so với cùng kỳ năm ngoái
Theo Cục Hàng không Việt Nam, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, hoạt động khai thác vận tải hàng không đã diễn ra sôi động, tăng trưởng cao và cơ bản ổn định.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.