Thực trạng và giải pháp của chăn nuôi khu vực miền núi Thanh Hóa
(TTV) Khu vực miền núi Thanh Hóa có tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, trong thời gian qua, ngành chăn nuôi ở khu vực này lại có phần suy giảm, chưa trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Nguyên nhân dẫn đến chăn nuôi gia súc ở khu vực miền núi giảm về số lượng là người dân vẫn còn giữ tập quán chăn thả rông trâu, bò; chưa chủ động về chuồng trại và nguồn thức ăn, nên đàn gia súc dễ bị dịch bệnh hoặc chết do rét đậm, rét hại. Chăn nuôi ở miền núi vẫn chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán; việc tiếp cận, nắm bắt kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi chưa được thường xuyên, liên tục, vì vậy, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi chưa cao. Mặt khác, do nhận thức về kinh tế thị trường còn hạn chế, nên việc bỏ vốn đầu tư cho phát triển chăn nuôi gia súc, lai tạo, du nhập các giống gia súc có năng suất, chất lượng cao chưa được người dân chú trọng.
Người dân vẫn còn giữ tập quán thả rông trâu bò, chưa chủ động
về chuồng trại và nguồn thức ăn
Ông Lê Tiến Lam,Chủ tịch UBND huyện Lang Chánh cho biết: Thực tế thì các huyện, các xã miền núi đều đã rất cô gắng trong phát triển kinh tế, cũng nhìn thấy rõ những lợi thế về phát triển chăn nuôi nên chính quyền địa phương rất tạo điều kiện và khuyến khích việc phát triển các mô hình gia trại và trang trại. Bên cạnh đó, các hộ dân cũng có ý thức xây dựng thương hiệu như gà đồi, lợn cỏ để phát triển hàng hóa. Tuy nhiên do cơ chế chính sách đối với miền núi có nhiều điểm chưa phù hợp, xét về quy mô và số lượng để nhận được chính sách hỗ trợ của nhà nước đều không đạt. Nếu như các cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và ghành chăn nuôi nói riêng quan tâm đến đặc điển vùng miền, thì chăn nuôi miền núi sẽ có nhiều cơ hội và điều kiện để phát triển hơn.
Để ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh nói chung và ở khu vực miền núi nói riêng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các địa phương cần đẩy mạnh công tác quy hoạch; tái cơ cấu toàn diện ngành chăn nuôi; thực hiện tốt quản lý Nhà nước về công tác thú y; các chính sách về đất đai, đầu tư tín dụng, nhằm tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung và cho người chăn nuôi vay vốn với lãi suất thấp, tổ chức lại hệ thống sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gia súc khép kín, hình thành tổ chức hiệp hội trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ngành chăn nuôi. Đặc biệt, các địa phương miền núi cần chỉ đạo thực hiện tốt chính sách phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2011-2015./.
< Tiến Dũng >
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.