thương mại

Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực ứng phó với chiến tranh thương mại
Trong 2 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt trên 65 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2024. Trong bối cảnh Mỹ đang có nhiều biến động chính sách thuế quan, để duy trì được tốc độ tăng trưởng, các Hiệp hội chủ lực của Việt Nam như: gỗ, dệt may, thuỷ sản phải chuẩn bị nhiều giải pháp để ổn định tình hình xuất khẩu.

Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp trước biến động thương mại
Căng thẳng thương mại toàn cầu đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp. Diễn biến trong hai tháng đầu năm cho thấy, doanh nghiệp Thanh Hóa đã nhận thức rõ khó khăn và sớm lên kịch bản phương án kinh doanh, chủ động ứng phó trước các tình huống bất thường. Nhiều doanh nghiệp còn nắm bắt cơ hội để mở rộng đơn hàng nhờ theo sát diễn biến thương mại thế giới, nhất là tại các thị trường trọng điểm.

Khuyến cáo thay đổi trong phòng vệ thương mại của Mỹ
Nguồn tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Mỹ đã chính thức thông báo ban hành quy định mới về Phòng vệ thương mại, có hiệu lực kể từ đầu năm 2025.

Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, năm 2024, Việt Nam tiếp tục duy trì là đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.

Năm 2025, phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10 - 20%
Năm 2025, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.

Thanh Hoá: Đẩy mạnh phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
Chiều 27/12, Sở Công thương đã tổ chức Hội nghị triển khai phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024.

Dấu ấn hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch của tỉnh Thanh Hoá trong năm 2024
Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chú trọng các hoạt động đối ngoại trong và ngoài nước, tạo đột phát trong phát triển thương mại, quảng bá tiềm năng, lợi thế cũng như hình ảnh đất và người xứ Thanh đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.

Phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử
Sáng ngày 21/11, Sở Công thương Thanh Hóa phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức “Hội nghị đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử trong thời đại công nghệ số tỉnh Thanh Hoá năm 2024”.

Thúc đẩy hoạt động thương mại tại Cửa khẩu quốc tế Na Mèo
Cửa khẩu Na Mèo - Nậm Xôi được chính phủ 2 nước Việt Nam - Lào chính thức công bố là Cửa khẩu quốc tế từ năm 2004. Đây là cửa ngõ giao thương kinh tế - văn hóa quan trọng, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam – Lào, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng miền núi phía tây tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn.

Nhiều tín hiệu khởi sắc trong phát triển dịch vụ - thương mại
Quý I năm 2024, các hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn Thanh Hóa diễn ra sôi động, hàng hóa dồi dào, đa dạng... Các doanh nghiệp, nhà phân phối đã tổ chức đa dạng các giải pháp kích cầu thông qua các hội chợ, triển lãm, khuyến mại để tăng sức mua trong dịp tết. Đến thời điểm hiện tại, hoạt động cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân được quản lý và ổn định.

Ứng dụng thương mại điện tử để tiếp cận, mở rộng thị trường khách hàng
Trong thời đại số hóa hiện nay, việc mua sắm, trao đổi hàng hoá trực tuyến qua các nền tảng thương mại điện tử đang dần trở thành xu hướng tiêu dùng phổ biến. Nắm bắt cơ hội này, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử và xem đây là giải pháp hữu hiệu giúp tiếp cận, mở rộng thị trường, khách hàng.

Nhiều đơn vị dịch vụ thương mại mở cửa kinh doanh đầu năm mới
Không còn tâm lý tháng Giêng là tháng ăn chơi, ngay trong những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, nhiều đơn vị dịch vụ thương mại, siêu thị, chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mở cửa kinh doanh trở lại với mong muốn một năm kinh doanh thuận lợi.

Hội nghị xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tại Nhật Bản
Tiếp tục các hoạt động trong chuyến thăm và làm việc của Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Thanh Hoá, chiều ngày 22/11, tại thủ đô Tokyo Nhật Bản, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Thanh Hóa. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu, các đồng chí Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy: Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Trần Văn Hải, Bí thư Đảng ủy khối Cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; Nguyễn Tiến Hiệu, Trưởng ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp; đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành, huyện thị và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đại diện tổ chức JETRO và hơn 100 doanh nghiệp, tập đoàn, các nhà đầu tư Nhật Bản.

Thanh Hoá đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP
Cùng với việc hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP, những năm gần đây, tỉnh Thanh Hoá đã tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá cho các sản phẩm OCOP. Những hoạt động này đã và đang trở thành cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng; góp phần tăng sức tiêu thụ, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP của tỉnh Thanh Hóa.

Thương mại Việt Nam – Trung Quốc gần đạt mốc 90 tỷ USD
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt gần 90 tỷ USD. Với kết quả này Trung Quốc tiếp tục duy trì là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.