Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp trước biến động thương mại
Căng thẳng thương mại toàn cầu đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp. Diễn biến trong hai tháng đầu năm cho thấy, doanh nghiệp Thanh Hóa đã nhận thức rõ khó khăn và sớm lên kịch bản phương án kinh doanh, chủ động ứng phó trước các tình huống bất thường. Nhiều doanh nghiệp còn nắm bắt cơ hội để mở rộng đơn hàng nhờ theo sát diễn biến thương mại thế giới, nhất là tại các thị trường trọng điểm.
Thị trường Mỹ hiện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp Thanh Hóa. Ảnh hưởng chiến tranh thương mại có thể tác động lớn tới chuỗi cung ứng dệt may theo hướng có thêm đơn hàng và lợi thế cạnh tranh.

Song doanh nghiệp cũng phải chuyển hướng mua nguyên phụ liệu và đa dạng hóa thị trường để không bị động khi đứt gãy chuỗi cung ứng.

Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Xuân Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiệp hội đã triển khai đến hội viên, cùng hợp tác tìm ra các phương án, đơn hàng có điều kiện tốt nhất và khai thác các nguyên phụ liệu trong nước hoặc các nước trong khối CPTPP, là những nước chúng tôi được ưu tiên đảm bảo vấn đề xuất xứ theo như các hiệp định đã ký với nhau và các doanh nghiệp liên kết với nhau đảm bảo đơn hàng 2025".
Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các lĩnh vực dệt may, da giày, đồ gỗ, nông, lâm thủy sản... đang nhận nhiều đơn hàng do đối tác tăng đặt hàng tại các quốc gia ít bị ảnh hưởng. Một mặt vừa tăng tốc sản xuất để kịp đáp ứng các đơn hàng, một mặt các doanh nghiệp lên phương án ứng phó trong bối cảnh mới, trong đó ưu tiên chuyển hướng mua nguyên phụ liệu cũng như ưu tiên đa dạng hóa thị trường.

Bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc Công ty TNHH Huệ Anh, tỉnh Thanh Hóa
Bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc Công ty TNHH Huệ Anh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Xuất khẩu sang thị trường khó tính như vậy, chúng tôi luôn phải vận động thay đổi từ việc quản lý lẫn đầu tư thiết bị hiện đại để đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng đối với chất lượng cũng như đáp ứng tốt việc xuất khẩu đúng hạn".
Tuy nhiên, theo Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình, các doanh nghiệp cần tăng cường cập nhật thông tin về biến động và xu hướng của thị trường xuất, nhập khẩu; chủ động phân tích, đánh giá về thách thức, cơ hội để có hướng tiếp cận phù hợp, xây dựng các kịch bản sẵn sàng ứng phó.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc VCCI Thanh Hóa - Ninh Bình
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc VCCI Thanh Hóa - Ninh Bình cho biết thêm: "VCCI sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, trước mắt tập tủng theo dõi chính sách thuế quan của Mỹ đối với các ngành hàng, sản phẩm; cung cấp thông tin cảnh báo Mỹ có thể điều tra chống bán phá giá; thông tin về các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã ký kết để các doanh nghiệp có thể khai thác và tận dụng tối đa, thông qua công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ để đáp ứng tiêu chí tránh bị lợi dụng trở thành điểm trung chuyển đối với hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ".
Năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 8 tỷ USD, tập trung chủ yếu tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu (EU) và thị trường Châu Á.

Trong bối cảnh các nước đều sẵn sàng sử dụng các công cụ phòng vệ để bảo vệ hàng hoá nội địa, ngành Công thương tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tận dụng lợi thế cạnh tranh từ 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) và gần 70 cơ chế hợp tác song phương hiện có với các nước để khai thác có hiệu quả thị trường trọng điểm và thị trường truyền thống; khuyến khích doanh nghiệp phát triển thị trường nhỏ, thị trường ngách và khai mở những thị trường tiềm năng mới; hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu đảm bảo sự thích nghi với thị trường và xu hướng phát triển.

Đặc biệt, tiếp tục triển khai mạnh mẽ chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu tới các thị trường tiềm năng, tăng cường xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Thanh Hóa đã gieo cấy được trên 90% diện tích lúa mùa
Tính đến ngày 10/7, tỉnh Thanh Hóa đã gieo trồng được hơn 133 nghìn trên tổng số 155 nghìn ha cây trồng vụ mùa, đạt trên 87% diện tích. Trong đó, riêng diện tích lúa mùa đã gieo cấy được hơn 103 nghìn ha, đạt gần 93% kế hoạch.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Trong bối cảnh thị trường yêu cầu ngày càng cao về năng suất và bảo vệ môi trường, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang đầu tư mạnh mẽ vào thiết bị hiện đại, tự động hóa để tăng năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững.

Kịp thời giải ngân nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách
Đến hết tháng 6/2025, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 15.700 tỷ đồng với gần 247 nghìn khách hàng đang vay vốn. Từ đầu năm đến nay, Chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của nhà nước.

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2026.

Xúc tiến Thương mại và kết nối giao thương Thanh Hóa - Hải Phòng
Chiều 11/7, tại thành phố Hải Phòng, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và kết nối giao thương năm 2025. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị và hơn 150 doanh nghiệp, doanh nhân của hai địa phương.

6 tháng đầu năm, Thanh Hóa thu ngân sách gần 30.000 tỉ đồng
Thông tin tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2025, UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, trong bối cảnh chung khó khăn nhưng tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan về thu ngân sách nhà nước.

Miễn, giảm trên 96 nghìn tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp và người dân
6 tháng đầu năm 2025, cơ quan thuế tiếp tục triển khai nhiều chính sách miễn, giảm cho doanh nghiệp và người dân với tổng số tiền thuế được gia hạn, miễn giảm ước tính khoảng trên 96 nghìn tỷ đồng. Số tiền này đã góp phần hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy nhanh tốc độ hồi phục nền kinh tế

Giải ngân vốn đầu tư công trong nửa đầu năm 2025 tăng 42,3% so cùng kỳ
Đến hết tháng 6/2025, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước là trên 268.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với tháng 5. Con số này cũng tăng 42,3% so cùng kỳ năm 2024.

Giống chất lượng cao - yếu tố quyết định năng suất vụ mùa
Sử dụng giống lúa chất lượng cao là một yếu tố then chốt để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Từ kết quả của nhiều vụ mùa trước, trong vụ Thu mùa này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo người dân tiếp tục đưa các giống có năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất.

Ngành ngân hàng hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.