ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thượng tọa Thích Đạo Hiển giải thích vì sao nhiều người đến chùa lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những lễ rất quan trọng của đạo Phật, đề cao tinh thần báo ân, hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ, tổ tiên.

07/08/2019 09:15

Theo Phật giáo có 4 ân nặng gọi là tứ trọng ân, trong đó có ân Tam bảo, ân quốc gia dân tộc, ân những bậc nuôi dạy mình nên người, ân chúng sinh vạn loại. Tứ trọng ân này còn là nền tảng đạo đức, truyền thống văn hóa phương Đông.

Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những lễ rất quan trọng của đạo Phật được tổ chức hàng năm vào dịp rằm tháng 7, đề cao tinh thần báo ân, hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ, tổ tiên. 

thuong toa thich dao hien giai thich vi sao nhieu nguoi den chua dip le vu lan hinh 1
Vu Lan là dịp để những người con tỏ lòng thành kính, hướng về các bậc sinh thành và tổ tiên.

Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Vu Lan

Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển- Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, lễ Vu Lan bắt nguồn từ kinh Vu Lan. Khởi nguồn của việc ấy là từ một vị đệ tử lớn thời đức Phật còn tại thế là Mục Kiền Liên. Khi ngài Mục Kiền Liên tu hành đắc đạo rồi, ngài rất đau khổ khi thấy mẹ mình bị đọa đầy ở địa ngục. Ngài dâng các lễ vật cho mẹ mình ăn thì bà không sử dụng được. Thương mẹ quá, Mục Kiền Liên về bạch với Đức Phật Thích Ca, muốn cứu mẹ khỏi cõi đó thì làm thế nào.

Đức Phật dạy, nhân lễ Vu Lan rằm tháng 7, vào lễ tự tứ kết thúc 3 tháng an cư của các vị sư tăng, thỉnh thập phương tam chúng tụng kinh, chú nguyện, hồi hướng cho những vong linh rơi vào cõi đau khổ của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nhờ thần lực ấy, các vong linh được vãng sinh miền lạc cảnh hay đến miền an vui hơn.

Sau này, Phật giáo tiếp tục duy trì truyền thống ấy, đó là nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Vu Lan, Thượng tọa Thích Đạo Hiển cho biết.

thuong toa thich dao hien giai thich vi sao nhieu nguoi den chua dip le vu lan hinh 2
Thượng tọa Thích Đạo Hiển - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Cũng trong kinh Phật dạy, dù cho vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, đi khắp thế gian này cũng chưa báo đáp được ân sâu cha mẹ. Hạnh phúc cho những ai mà cha mẹ vẫn còn trong cuộc đời này.

Theo quan điểm của Phật giáo, phủ mẫu tại đường như Phật tại thế. Cha mẹ còn sống trong nhà giống như đức Phật còn ở với đời. Cho nên, không chỉ sắp lễ cúng vong linh tiền tổ mà chúng ta phải có trách nhiệm kính trọng, báo ân, báo hiếu, phụng dưỡng cha mẹ cả 365 ngày trong năm.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển cho biết thêm, Phật giáo cũng đề cao tứ trọng ân nên nhân dịp này lập những đàn tràng cầu an, cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ...Không những cứu tế chúng sinh mà Phật giáo cũng làm rất nhiều việc với tinh thần nhân đạo để giúp đời, giúp người như hiến máu, đăng ký hiến mô tạng, ủng hộ từ thiện, xây nhà cho người nghèo...

Vì sao nhiều người đến chùa mùa lễ Vu Lan?

Theo Thượng tọa Thích Đạo Hiển, lễ Vu Lan nếu theo đúng nghi thức Phật giáo thì phải đến những nơi có tăng ni tu hành để thiết đàn lễ trai tăng cúng dàng Tam bảo, từ đấy hồi hướng cho vong linh gia tiên tiền tổ.

Ở nơi tổ chức lễ Vu Lan có tăng ni,  không chỉ cúng lễ mà còn thuyết giảng, giải thích ý nghĩa của lễ Vu Lan cho mọi người, từ đó lan tỏa tinh thần hiếu đạo. Người dân đến chùa thì giữ được nét truyền thống của Phật giáo. Còn nếu không, mọi người vẫn có thể tổ chức ở gia đình để bảo lưu truyền thống văn hóa dân tộc, dạy cho con cháu về lòng hiếu thảo.

Các gia đình Việt Nam thờ Phật thì ngày rằm tháng 7 chúng ta vẫn có thể thiết lễ dâng cúng Vu Lan tại nhà. Vật phẩm nhiều không nói lên ý nghĩa của lễ Vu Lan. Cúng lễ theo truyền thống văn hóa Việt Nam cũng đơn sơ thôi, không nên mâm cao cỗ đầy bởi ý nghĩa của lễ ấy là dạy cho con người lòng hiếu thảo, chủ yếu là tâm thành cầu nguyện gia tiên an lạc. 

Hiện nay, GHPGVN có chủ trương tổ chức lễ Vu Lan đúng với truyền thống Phật giáo, phù hợp với văn hóa dân tộc. Chỉ đạo này rất quan trọng, định hướng cho giáo hội các cấp, trụ trì các chùa tổ chức lễ Vu Lan trang nghiêm, văn minh, không đốt vàng mã, không cúng lễ thu tiền, theo đúng với tinh thần Phật giáo.

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Không gian xanh yên bình

Không gian xanh yên bình

10:07 , 20/02/2025

Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 30km, vườn dâu rộng lớn của gia đình chị Thuỳ Dung, ở xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm check in vô cùng “hot” trong thời gian gần đây bởi không gian xanh với những bụi dâu chín mọng đang vào mùa thu hoạch.

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước

07:45 , 20/02/2025

Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7, với chủ đề “Đà Nẵng - Kỷ Nguyên Mới” với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên

07:30 , 20/02/2025

Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"

11:07 , 19/02/2025

Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân

Về làng cổ Tường Vân

10:38 , 19/02/2025

Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường

23:12 , 18/02/2025

Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025

20:20 , 18/02/2025

Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.

23:06 , 17/02/2025

Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.


Trung Quốc miễn thị thực cho khách Việt đến Tây Song Bản Nạp

Trung Quốc miễn thị thực cho khách Việt đến Tây Song Bản Nạp

06:16 , 17/02/2025

Trung Quốc sẽ miễn thị thực cho đoàn du lịch từ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đến thăm Tây Song Bản Nạp - một điểm đến nổi tiếng ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc - nếu du lịch trong vòng tối đa 6 ngày.

Mùa du lịch văn hóa

Mùa du lịch văn hóa

18:09 , 16/02/2025

Với sự đa dạng về văn hóa và thiên nhiên, du lịch văn hóa xứ Thanh đang là “điểm hẹn mùa xuân” hấp dẫn du khách gần xa. Chỉ tính riêng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, toàn tỉnh đón khoảng 675 nghìn lượt khách, tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh, phần nào cho thấy sức hút mạnh mẽ của loại hình du lịch này.