ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Thường Xuân- Vùng đất giàu tiềm năng du lịch

(TTV) - Thường Xuân – nơi nổi danh trong lịch sử là vùng đất thơm quế ngọc châu Thường. Nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa gần 60km, Thường Xuân là nơi quần cư sinh tụ của 3 tộc người: Thái, Mường, Kinh. Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên nên thơ trữ tình, Thường Xuân còn nổi tiếng với nền văn hóa lịch sử dày sâu; nơi chứa đựng những di tích, công trình lịch sử tâm linh quan trọng, những phong tục tập quán độc đáo của đồng bào các dân tộc anh em.

19/06/2022 16:04

 

Trong lịch sử, Thường Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi gắn liền với cuộc  khởi nghĩa của người anh hùng dân tộc Lê Lợi và phong trào Cần Vương của danh nhân Cầm Bá Thước. Lũng Nhai, địa danh rất nổi tiếng trong lịch sử dân tộc, là một thung lũng rộng lớn thuộc xã Ngọc Phụng, nằm dưới chân ngọn núi Pù Mí. Đây chính là nơi Lê Lợi và 18 vị hào kiệt tổ chức hội thề, chuẩn bị  phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn. Để rồi, dưới sự lãnh đạo của anh hùng dân tộc Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa vĩ đại này đã đập tan ách  đô hộ của nhà Minh, giành lại độc lập cho dân tộc.

Tháng 12  năm 2014, xã Ngọc Phụng đón nhận bằng xếp hạng Di tích Lịch sử - Văn hóa cho địa điểm Hội thề Lũng Nhai. Trong tương lai, địa điểm này có thể trở thành một “địa chỉ đỏ” để du khách trong và ngoài tỉnh về tham quan, chiêm bái, bày tỏ lòng thành kính, tri ân các bậc tiền nhân có công với nước.

Nằm ở hữu ngạn sông Chu, Khu di tích lịch sử văn hóa Cửa Đạt là một trong những địa danh có sức hấp dẫn đặc biệt đối với những người ưa thích việc hành hương, vãn cảnh. Nơi đây có 2 công trình tâm linh nổi tiếng, là đền thờ Cầm Bá Thước và đền thờ Bà Chúa Thượng Ngàn. Cầm Bá Thước là một thủ lĩnh của phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa cuối thế kỷ 19. Cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo không dành được thắng lợi, song đã khẳng định lòng yêu nước và ý chí quật cường của người dân miền Tây xứ Thanh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Sau nhiều lần giặc Pháp mua chuộc không thành, năm 1895, ông đã bị địch xử tử ngay trên mảnh đất Châu Thường khi tròn 37 tuổi. Còn Bà Chúa Thượng Ngàn là nhân vật dân gian sinh ra vào thời nhà Trần, có công cứu khổ cứu nạn dân chúng nên được phong thánh cai quản vùng đất này.

Hàng năm, vào dịp tết đến, xuân về, không khí lễ hội tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cửa Đạt diễn ra tưng bừng rộn rã. Du khách thập phương về dự lễ, là để tưởng nhớ tiền nhân, cũng đồng thời chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên giao hòa.

Không chỉ giàu truyền thống văn hóa, Thường Xuân còn là vùng đất mộng mơ, nơi có những thắng cảnh thiên nhiên làm sau đắm lòng người. Thác Trai Gái nằm ở thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ là một trong những thác nước hoang sơ và đẹp nhất tại khu vực miền Tây xứ Thanh. Bởi con đường dẫn đến thác khá hiểm trở, nên bao năm qua, thác Trai Gái vẫn như cô gái đẹp ngủ quên giữa núi rừng hoang sơ.

Thác Trai Gái gắn liền với câu chuyện tình thơ mộng nơi đây. Có một đôi trai gái trong bản yêu nhau nhưng không được gia đình chấp nhận; bởi gia cảnh của chàng trai quá nghèo. Hai người rời bản làng, vào sinh sống dưới chân thác. Sau này, họ cùng hóa bên nhau, biến thành đôi cá quấn quýt chẳng rời. Từ đó, ngọn thác được người dân gọi tên là thác Trai Gái để nhắc nhớ và tụng ca tình yêu thủy chung, son sắt. Câu chuyện mang màu sắc liêu trai huyền diệu làm tăng thêm vẻ đẹp  và sự bí ẩn cho thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú này. Thôn Liên Sơn, nơi có thác Trai Gái, là một thôn của đồng bào Thái Thường Xuân. Hiện nay, thôn vẫn giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc. Đây là điều kiện để Xuân Lẹ phát triển du lịch cộng đồng.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên có thể xem là “món quà” vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Thường Xuân và cho xứ Thanh. Với tổng diện tích 63.668 ha, khu bảo tồn có 5.000 ha rừng nguyên sinh, hơn 1.000 loại động, thực vật. Hệ thống thác nước chảy ra từ các đỉnh núi cao đã tạo cho Xuân Liên một vùng sinh thái đẹp, trong lành.

Công trình Thủy lợi, Thủy điện Cửa Đạt là một vùng hồ mênh mông, phẳng lặng, với diện tích lưu vực rộng tới 5.703 km2, có sức chứa khoảng 1 tỷ 500 m3 nước. Ngoài các nhiệm vụ chính là chống lũ, bảo vệ hạ lưu; tạo nguồn nước tưới ổn định cho vùng nam và bắc sông Chu; cung cấp nước công nghiệp, sinh hoạt; phát điện... nơi đây còn là một điểm đến du lịch hấp dẫn.

Những bản làng  truyền thống, mang đậm dấu ấn văn hóa của đồng bào Mường - Thái, cùng vẻ đẹp thiên nhiên thuần khiết là tiềm năng to lớn để Thường Xuân phát triển du lịch cộng đồng. Và trên thực tế, hoạt động khai thác du lịch cộng đồng của Thường Xuân đã có những bước tiến đáng kể trong thời gian qua.

Bản Mạ, nay là khu phố Thanh Xuân, thị trấn Thường Xuân nằm bên dòng sông Chu thơ mộng.  Vượt qua cây cầu treo, du khách sẽ được chiêm ngưỡng không gian yên bình, mộng mơ.  Ngoài những nếp nhà sàn, người dân bản Mạ vẫn lưu giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Thái như: Hát khặp, múa sạp, cồng chiêng và khua luống. Cùng với đó, nhiều món ăn đặc trưng vùng cao, như: Canh ui, măng rừng, canh đắng, thịt trâu gác bếp, cá nướng... cũng góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp văn hóa của nơi này. Đến với bản Mạ, là đến với thiên nhiên giao hòa cùng các giá trị đặc sắc, để trải nghiệm và tận hưởng một không gian văn hóa nhiều dấu ấn trong lòng núi đồi hoang sơ. Hiện nay, hoạt động du lịch cộng đồng tại  bản Mạ đang ngày càng khởi sắc. Địa danh bản Mạ  dần trở thành một điểm đến đầy sức hấp dẫn với du khách trong tỉnh và trong nước.

Ngoài bản Mạ, bản Vịn thuộc xã Bát Mọt cũng là bản du lịch cộng đồng hấp dẫn của Thường Xuân. Để đến được bản Vịn, du khách phải vượt hơn 50km đường rừng quanh co. Bản Vịn chinh phục du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú, và đặc biệt là nét văn hóa hồn hậu của người dân nơi này. Thường Xuân là vùng đất đầy tiềm năng du lịch. Song, để nơi đây thành địa điểm du lịch thu hút du khách, cần rất nhiều sự nỗ lực, chung tay của các cấp ngành, và đặc biệt là những nhà đầu tư.

Thường Xuân đang thay da đổi thịt. Du lịch Thường Xuân cũng đang dần khởi sắc. Những nỗ lực của chính quyền và người dân địa phương đang tạo động lực, để du lịch Thường Xuân cất cánh, và để ngành công nghiệp không khói thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế của vùng đất thơm quế ngọc châu Thường trong tương lai không xa./.

An Thư- Xuân Quang/Chuyên mục Phát triển du lịch 15.6    

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Quan Hoá tổ chức tọa đàm "Tự hào – Tiến bước chiến sỹ Điện Biên"

Quan Hoá tổ chức tọa đàm "Tự hào – Tiến bước chiến sỹ Điện Biên"

10:01 , 04/05/2024

Sáng ngày 3/5, tại huyện Quan Hóa, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Hội Cựu Chiến binh huyện và Trường THPT Quan Hoá đã phối hợp tổ chức chương trình toạ đàm với chủ đề “Tự hào – Tiến bước chiến sỹ Điện Biên”.

Phát huy giá trị văn hóa trong phát triển du lịch

Phát huy giá trị văn hóa trong phát triển du lịch

09:28 , 04/05/2024

Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử với số lượng lớn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê bảo vệ. Đây là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá để các ngành, các địa phương khai thác, phát huy giá trị trong phát triển du lịch.

VTV8 công bố thông tin các sự kiện văn hoá, nghệ thuật, thể thao tại Thanh Hóa

VTV8 công bố thông tin các sự kiện văn hoá, nghệ thuật, thể thao tại Thanh Hóa

20:44 , 03/05/2024

Chiều 3/5, tại thành phố biển Sầm Sơn, Trung tâm truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung – Tây Nguyên VTV8 đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức lễ công bố thông tin các sự kiện văn hoá, nghệ thuật, thể thao đặc sắc sẽ được diễn ra tại Thanh Hoá trong tháng 5 này.

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thanh Hóa đạt doanh thu du lịch cao nhất cả nước dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

18:02 , 03/05/2024

Thông tin từ Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, tỉnh Thanh Hóa phục vụ khoảng 1,52 triệu lượt khách, tăng 27,2%; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 3.805 tỷ đồng, tăng 32,8%, là địa phương đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ vừa qua.

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

10:30 , 03/05/2024

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43 năm 2024, quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Kỷ niệm 599 năm ngày mất của Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần

Kỷ niệm 599 năm ngày mất của Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần

23:18 , 02/05/2024

Sáng ngày 2/5, xã Xuân Hòa, huyện Thọ Xuân đã tổ chức Lễ hội Đền thờ Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Trần năm 2024, kỷ niệm 599 năm ngày mất của bà (24/3 Ất Tỵ 1425 - 24/3 Giáp Thìn 2024).

Thanh Hóa đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ 30/4 - 1/5

Thanh Hóa đứng đầu về doanh thu du lịch trong dịp lễ 30/4 - 1/5

21:20 , 02/05/2024

Trong 5 ngày nghỉ Lễ 30/4 - 01/5 (từ 27/4 đến 01/5/2024), ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8,0 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.

Thanh Hóa đón 1,5 triệu lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5

Thanh Hóa đón 1,5 triệu lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 01/5

18:00 , 01/05/2024

Theo thông tin của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ từ 27/4 đến 01/5, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón tăng trưởng kỷ lục, vượt mục tiêu đề ra của địa phương với khoảng trên 1,5 triệu lượt khách, tăng 27,3% so với dịp nghỉ lễ cùng kỳ năm 2023; tổng thu du lịch đạt trên 3,8 nghìn tỷ đồng, tăng 32,8% so với dịp nghỉ lễ cùng kỳ năm 2023.

Sức hút từ "Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An"

Sức hút từ "Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An"

14:00 , 01/05/2024

Diễn ra từ ngày 26/4 đến 01/5, Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An" năm 2024 đã thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân và du khách.

Gia tăng lượng khách du lịch tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

Gia tăng lượng khách du lịch tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh

20:16 , 30/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 5 ngày, tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh, lượng khách du lịch tăng cao đột biến. Tuy nhiên, do có sự chuẩn bị trước về cơ sở vật chất, nhân lực và các điều kiện cần thiết khác nên hoạt động dịch vụ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách.