Thủy đậu có mấy giai đoạn? Các giai đoạn khác biệt như thế nào?
Cũng như nhiều loại bệnh do virus khác, thủy đậu cũng phát triển theo từng giai đoạn với các biểu hiện đặc trưng khá dễ nhận biết. Vậy các giai đoạn của bệnh trông như thế nào?
Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng rất dễ lây do virus varicella-zoster (VZV) gây ra. Bệnh đặc trưng bởi sự bùng phát của phát ban dạng mụn nước, xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân mình, sau đó nhanh chóng lan ra khắp cơ thể. Các giai đoạn của bệnh thủy đậu cũng được chia thành ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục.
Nhiều người có thể dễ dàng xác định một trường hợp mắc bệnh do đã ý thức về việc tiếp xúc với nguồn lây hoặc biết bệnh thủy đậu trông như thế nào. Việc nhận biết hình ảnh các giai đoạn của bệnh thủy đậu có thể giúp bạn nhận biết được tình trạng phát ban tiến triển như thế nào và giúp quá trình hồi phục thuận lợi hơn; cũng như tránh được việc lây truyền virus cho người khác.
1. Các giai đoạn của bệnh thủy đậu
1.1. Giai đoạn ủ bệnh (tiếp xúc virus)
Mặc dù có vắc-xin ngăn ngừa bệnh thủy đậu nhưng vẫn chưa có thuốc điều trị thủy đậu mà chỉ có các biện pháp giảm nhẹ triệu chứng. Chưa kể đến, virus varicella-zoster rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Bất kỳ ai ai chưa từng bị nhiễm bệnh hoặc chưa được tiêm phòng đều có nguy cơ mắc bệnh.
Virus chủ yếu lây lan khi chạm vào hoặc hít thở các hạt vi rút từ các mụn nước thủy đậu. Thủy đậu cũng có thể được truyền qua các giọt nước bọt nhỏ khi người bệnh nói chuyện hoặc hít thở. Đây là lý do tại sao bệnh thủy đậu có thể bùng phát thành dịch ở các lớp mầm non, nhà trẻ.
Bệnh thủy đậu tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng đôi khi có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Người lớn mới bị nhiễm thủy đậu có nhiều khả năng bị nặng và biến chứng, bao gồm viêm phổi hoặc viêm não. Nếu cần điều trị, thuốc kháng vi-rút có thể được bác sĩ kê đơn để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Ủ bệnh là khởi đầu các giai đoạn của bệnh thủy đậu; giai đoạn này thường kéo dài từ 10-21 ngày kể từ khi tiếp xúc với vi rút gây bệnh. Giai đoạn này thường không có biểu hiện cụ thể nên rất khó để nhận biết.
Ủ bệnh là khởi đầu các giai đoạn của bệnh thủy đậu - Ảnh: verywellhealth
1.2. Giai đoạn khởi phát
Khởi phát là giai đoạn tiếp theo trong các giai đoạn của bệnh thủy đậu. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh thủy đậu ở cả trẻ em và người lớn là nhức đầu, buồn nôn, đau cơ và khó chịu. Ngoài ra, chảy nước mũi và ho cũng là dấu hiệu rất phổ biến.
Giai đoạn khởi phát của bệnh thủy đậu có thể bắt đầu từ 4-6 ngày sau khi virus di chuyển từ vị trí nhiễm trùng ban đầu (đường hô hấp hoặc mắt) đến các hạch bạch huyết. Từ đó, vi rút sẽ lây lan vào máu và gây ra các triệu chứng ban đầu giống như bệnh cúm.
Ngay cả trước khi các dấu hiệu bên ngoài của bệnh xuất hiện, chất tiết ở mũi, nước bọt và thậm chí là nước mắt chảy ra đều có khả năng lây nhiễm cực cao cho bất kỳ ai tiếp xúc với chúng.
>> Các nốt mụn thuỷ đậu sau khi đóng vảy có lây không? Khi nào thì bệnh không còn lây nhiễm?
- Xuất hiện các vết phồng rộp:
Phồng rộp bắt đầu sớm nhất là 10 ngày sau khi tiếp xúc với vi rút. Đây là giai đoạn mà vi rút sẽ xâm nhập vào lớp trên cùng của da, cũng như các mạch máu nhỏ đi ngang qua lớp biểu bì.
Nhiễm trùng sẽ kích hoạt sự tích tụ nhanh chóng của chất lỏng ngay dưới bề mặt da và hình thành các mụn nước nhỏ. Mọi người thường mô tả phát ban ở giai đoạn này là "giọt sương trên cánh hoa hồng" do vẻ ngoài sáng, đối xứng và dịch gần như trong suốt.
Khởi phát là giai đoạn tiếp theo trong các giai đoạn của bệnh thủy đậu – Ảnh: verywellhealth
- Vết loét miệng:
Ngay cả mụn nước trên da chưa xuất hiện, người bệnh có thể gặp tình trạng có mụn nước trên màng nhầy của miệng. Mặc dù chúng xuất hiện tương tự như trên da, nhưng các tổn thương ở miệng thường trông giống như những vết loét có vòng đỏ bên ngoài.
Bệnh thủy đậu có thể gây nên tình trạng đau đớn khi bắt đầu bùng phát, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Chúng có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau đường uống tại chỗ kết hợp với chế độ ăn uống nhạt và các thực phẩm được làm mát. Nên tránh đồ ăn cay nóng hoặc có tính axit như cà chua hoặc cam quýt.
1.3. Giai đoạn toàn phát
Toàn phát là giai đoạn có nhiều dấu hiệu đặc trưng nhất trong các giai đoạn của bệnh thủy đậu. Hầu hết mọi người đều có thể xác được bệnh thủy đậu khi chuyển biến đến giai đoạn này.
- Phát ban ở giai đoạn đầu:
Tốc độ phát triển của các mụn nước thủy đậu vô cùng nhanh chóng. Phát ban sẽ bắt đầu như những chấm đỏ nhỏ trên mặt, da đầu, thân mình, cánh tay và chân trên. Sau đó, các mụn nước sẽ nhanh chóng lan rộng, bao phủ hầu hết cơ thể trong vòng 10 đến 12 giờ.
Nhiều mụn nước sẽ bắt đầu nhanh chóng và hình thành các mụn nước lớn hơn, có màu đục. Tình trạng ngứa ở giai đoạn này thường rất dữ dội. Trong một số trường hợp, thuốc kháng histamine đường uống có thể được bác sĩ kê đơn để giúp người bệnh giảm ngứa và ngủ ngon hơn.
- Phát ban toàn diện:
Bệnh thủy đậu có thể lây lan sang các bộ phận của cơ thể ít bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng, bao gồm lòng bàn tay, lòng bàn chân, da đầu, mí mắt, hậu môn và bộ phận sinh dục.
Một số bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống kháng virus có tên là Zovirax (acyclovir) cho những người có hệ miễn dịch bị tổn hại để giảm nguy cơ biến chứng và bà mẹ mang thai để tránh gây hại cho thai nhi. Zovirax có hiệu quả nhất nếu bắt đầu sử dụng trong vòng 24 giờ kể từ khi xuất hiện phát ban đầu tiên.
Toàn phát là giai đoạn có nhiều dấu hiệu đặc trưng nhất trong các giai đoạn của bệnh thủy đậu - Ảnh: verywellhealth
- Hình thành mụn mủ:
Nhiễm trùng tiến triển có thể dẫn đến sự hình thành mủ trong các mụn nước. Dịch mủ thực chất bao gồm các tế bào bạch cầu chết và vi khuẩn kết hợp với các mảnh vụn mô và dịch cơ thể.
Nhiều mụn nước sẽ tự vỡ ra hoặc nổi lớn lên do ma sát với quần áo, do đó người bệnh nên cố gắng để tránh làm trầy xước các mụn nước. Điều này không chỉ làm giảm sẹo mà còn ngăn ngừa sự lây lan của vi rút ngay cả sau khi vết thương đã vỡ.
1.4. Giai đoạn hồi phục
- Mụn nước đóng vảy:
Sau 4-5 ngày, các mụn nước mọc lên sẽ bắt đầu đóng vảy, cứng lại và tạo thành những vết lõm nhỏ trên da. Đây là giai đoạn mà tính lây lan của bệnh sẽ dần dần suy yếu và bắt đầu phục hồi.
Tuy đã tiến vào giai đoạn lui bệnh, nhưng bạn cũng hết sức cảnh giác vì các vết loét rất dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng thứ cấp này thường liên quan đến vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu, có thể gây ra các tình trạng sau:
- Chốc lở
- Viêm mô tế bào - một bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng tiềm ẩn
- Mặc dù không phổ biến nhưng nhiễm trùng thứ cấp đôi khi có thể lây lan vào máu, gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết.
Nhiễm trùng da thứ phát có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại chỗ, uống hoặc tiêm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Viêm mô tế bào có thể cần phải nhập viện và truyền thuốc kháng sinh.
Bạn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ phát bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng, cắt tỉa móng tay và tránh chạm vào vết thương hở hoặc vết mụn nước đang đóng vảy.
- Hồi phục:
Hầu hết nhiễm trùng thủy đậu sẽ hết hoàn toàn trong vòng hai tuần. Các mụn nước sẽ đóng vảy và khô đi, thời điểm này nguy cơ lây truyền bệnh cũng giảm đi rất nhiều.
2. Khi nào nên đi khám?
Cha mẹ có con nhỏ chưa được chủng ngừa cần nắm rõ các giai đoạn của bệnh thủy đậu - Ảnh: verywellhealth
Mặc dù phần lớn các trường hợp mắc thủy đậu đều không có biến chứng và có thể dễ dàng kiểm soát tại nhà, nhưng hãy gặp bác sĩ ngay nếu trẻ em hoặc bạn gặp bất kỳ trường hợp nào sau đây:
- Phát ban đỏ nhiều, nóng hoặc mềm
- Phát ban ở một hoặc cả hai mắt
- Sốt cao, mất phương hướng, cứng cổ, khó thở, run, nôn mửa và tim đập nhanh. Đó có thể là dấu hiệu của viêm não và nhiễm trùng huyết
Bệnh thủy đậu có thể được ngăn ngừa dễ dàng bằng vắc-xin Varivax. Hai mũi chủng ngừa thủy đậu được khuyến khích như một phần của tiêm chủng định kỳ cho trẻ. Nếu con bạn chưa được chủng ngừa thủy đậu, hãy trao đổi với bác sĩ để được tiêm chủng càng sớm càng tốt.
Và cha mẹ có con nhỏ chưa được chủng ngừa cần nắm rõ các giai đoạn của bệnh thủy đậu để chăm sóc trẻ tốt hơn; đồng thời xử trí sớm khi có dấu hiệu của biến chứng.
Tiểu Quyên/ phunuvietnam.vn
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Yêu cầu tuân thủ quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục
Bộ Y tế vừa có văn bản về đảm bảo chất lượng, tuân thủ các quy định về đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho cán bộ y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bệnh viện, Viện, Trường thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành.

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả
Trước thực trạng thực phẩm chức năng giả tràn lan, Bộ Y tế đang siết chặt quản lý, sửa đổi chính sách và tăng cường hậu kiểm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết gửi UBND các tỉnh, thành phố. Theo Bộ Y tế, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.

Khẳng định vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân
Ngày 12/5 hàng năm được Hội đồng Điều dưỡng Thế giới chọn làm Ngày Điều dưỡng Thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence Nightingale – người khai sinh ra ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng ngành. Thực tế, trong quá trình hoạt động, đội ngũ điều dưỡng đã phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho Nhân dân.

Chương trình hiến máu tình nguyện “Khoảng trời Y”
Sáng 11/5, Hội chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm huyết học và Truyền máu, bệnh viện Đa khoa tỉnh, Câu lạc bộ Thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo phân hiệu Trường đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề "Khoảng trời Y".

Gia tăng bệnh nhân đột quỵ mùa nắng nóng
Khoảng 2 tuần qua, kể từ khi thời tiết chuyển sang nắng nóng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện do đột quỵ tăng. Các bác sĩ cảnh báo, người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm mới được tổ chức, Bộ Y tế đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố triển khai đợt cao điểm từ nay đến hết tháng 5/2025 để đấu tranh phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng
Sáng ngày 10/5, Sở Y tế phối hợp với Hội điều dưỡng tỉnh Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và Hội nghị cập nhật kiến thức trong thực hành lâm sàng, quản lý điều dưỡng.

Cần siết chặt an toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện
An toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân; phục vụ trực tiếp cho cán bộ, nhân viên công tác tại bệnh viện và người nhà bệnh nhân. Thế nhưng, hiện nay, tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vấn đề này chưa được coi trọng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm chéo và phát sinh các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.