Thuỷ sản Thanh Hoá phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hoá chủ lực
(TTV) - Trong những năm qua, ng à nh th ủ y s ả n Thanh Hóa đ ã đạt được nh ữ ng th à nh t ự u n ổ i b ậ t, góp ph ầ n x ứ ng đ áng t rong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh . Với các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; sự phối hợp có hiệu quả của các cấp ngành, các địa phương, của cộng đồng doanh nghiệp và ngư dân; ngành thuỷ sản đang phấn đấu trở thành ngành sản xuất hàng hoá chủ lực của nông nghiệp Thanh Hoá với kim ngạch xuất khẩu đạt 110 triệu USD vào năm 2020.
![]() |
Từ một ngành sản xuất mang nặng tính thủ công, quy mô nhỏ… đến nay, ngành thuỷ sản Thanh Hoá đã có sự phát triển vượt bậc với hạ tầng ngày càng được đầu tư đồng bộ. Toàn ngành hiện có 19.000 ha nuôi trồng thủy sản, sản lượng trung bình gần 54.000 tấn/năm, tăng gần 2 lần so với mười năm trước. Đội tàu của ngư dân được đầu tư hiện đại, gắn với việc hình thành hệ thống hậu cần dịch vụ tuyến khơi xa, tuyến đảo, tuyến ven bờ và các trung tâm dịch vụ nghề cá. Toàn tỉnh có trên 80 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh xuất khẩu thủy sản; thị trường xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng sản lượng chế biến.
![]() |
Song song với phát triển sản xuất, công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản luôn được chú trọng và duy trì thực hiện. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng chính quyền các địa phương thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngư dân và cộng đồng dân cư về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; tổ chức các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản tại vùng ven biển, cửa sông và các vùng nước nội đồng… để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản; thả bổ sung giống vào các thuỷ vực tự nhiên, để duy trì và phát triển nguồn thuỷ sản.
![]() |
Tuy nhiên, ngành thuỷ sản Thanh Hoá vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: biến đổi khí hậu khiến thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp; hạ tầng nghề cá tuy đã được đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; tập quán khai thác của ngư dân còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến việc bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản…
Những khó khăn, thách thức trên đòi hỏi ngành thuỷ sản Thanh Hoá cần xây dựng một cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý trên tất cả các khâu: khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ… để đưa thuỷ sản trở thành ngành sản xuất hàng hoá chủ lực với giá trị xuất khẩu đạt trên 110 triệu đô la Mỹ vào năm 2020; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập cho ngư dân và đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển.
![]() |
Nghị quyết Trung ương 8 khoá XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là điều kiện quan trọng để ngành thủy sản tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững; có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, ngày càng phát huy vai trò quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngư dân, bảo vệ môi trường sinh thái và chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Hữu Đại – Xuân Tuấn
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm sữa
Quý 1 năm 2025, các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hoá đã phát hiện 674 vụ vi phạm mua bán, vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả. Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thanh Hoá cũng chỉ đạo các đội Quản lý thị trường trực Thực hiện cao điểm chống hàng giả, hàng kém chất lượng đối với hàng hoá là sản phẩm thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng.

Nhiều giải pháp để thị trường chứng khoán sớm được nâng hạng
Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp tối ưu để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường sự ủng hộ của họ đối với việc nâng hạng thị trường.

Cán cân thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa tiếp tục thặng dư
Số liệu của Cục Thống kê - Bộ Tài chính cho thấy, trong 4 tháng năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt trên 276 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là kết quả phản ánh sự hồi phục tích cực và bền vững của hoạt động thương mại quốc tế, trong bối cảnh nhiều thị trường lớn có dấu hiệu tăng trưởng trở lại.

4 tháng năm 2025, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 944 nghìn tỷ đồng
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), trong 4 tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 944 nghìn tỷ đồng, bằng 48 % dự toán năm và tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số khoản thu chính như thu nội địa ước đạt 168 nghìn tỷ đồng.

Chủ động phòng chống nắng, nóng cho đàn gia súc gia cầm
Hiện nay, tại Thanh Hóa, nắng nóng bắt đầu gay gắt. Để hạn chế ảnh hưởng đến chăn nuôi, trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, các hộ chăn nuôi đang tăng cường thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng chống nóng và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Mô hình liên kết trồng dưa kiếm Nhật đem lại hiệu quả kinh tế cao
Vụ Xuân năm nay, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đưa cây dưa chuột giống Nhật vào trồng và đã mang lại kết quả bước đầu. Lợi nhuận của các mô hình đạt từ 80 - 100 triệu 1ha.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, xuất khẩu tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực lớn của các doanh doanh nghiệp.

Thanh Hoá tham gia 3 gian hàng tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025
Tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025 tổ chức tại Hà Nội từ 6/5-11/5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức 3 gian hàng tiêu chuẩn để trưng bày hàng chục sản phẩm đặc trưng vùng miền, sản phẩm OCOP của các Hợp tác xã tiêu biểu trong tỉnh.

Nhiều tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản
4 tháng năm 2025, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 2,1 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ. Trong đó, nhiều nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản đang ghi nhận tín hiệu tích cực về đơn hàng, thị trường. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị doanh nghiệp đã linh hoạt đa dạng sản phẩm, kết nối tìm kiếm mở rộng khách hàng, thị trường.

Hơn 51.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.