Tiềm năng, cơ hội xuất khẩu sang thị trường Úc
Những năm gần đây, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Úc đã có sự tăng trưởng khởi sắc. Với nhiều doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, Úc là thị trường khá mới mẻ và có nhiều tiềm năng, cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khó tính bậc nhất, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chí khắt khe mới có thể xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này.
Hoạt động trong lĩnh vực chế tác đá, trước đây, doanh nghiệp này xuất khẩu 100% hàng hóa đi thị trường EU và Mỹ. Từ năm 2021 đến nay, khi thị trường thế giới có nhiều biến động, doanh nghiệp đã nghĩ đến việc đa dạng hóa thị trường và phát triển thêm các khách hàng mới. Và Úc là một trong những thị trường mục tiêu doanh nghiệp hướng tới. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sang Úc của doanh nghiệp mới chỉ đạt gần 271 nghìn USD; 9 tháng năm 2022 đạt trên 114 nghìn USD. Theo Hiệp hội đá Thanh Hóa, đây là thị trường mới của nhiều hội viên và các doanh nghiệp sẽ chỉ khai thác được nếu tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường này.
Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Đá Thanh Hóa cho biết: "Các doanh nghiệp đá có hoạt động xuất khẩu sang thị trường Úc nhưng chưa nhiều. Đây là thị trường tiềm năng, nhu cầu lớn, chúng tôi kỳ vọng với việc không ngừng đáp ứng tiêu chí đòi hỏi của các đối tác nhập khẩu, hàng hóa sẽ được xuất sang Úc và khu vực Bắc Úc nhiều hơn từ nay cuối năm và những năm sau".
Hiện nay, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa xuất khẩu sang thị trường Úc các mặt hàng chủ yếu như: đá, giầy da, may mặc, cói, hàng nông sản... Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn sang thị trường này đạt trên 87 triệu USD, tăng 2,1 lần so với năm 2020. 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 42 triệu USD, bằng 60% so với cùng kỳ. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, Úc là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới với nhiều yêu cầu về chứng chỉ, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao, quy trình nhập khẩu khắt khe. Tuy nhiên, người tiêu dùng nước này có mức sống cao và sẵn sàng chi trả cho các mặt hàng nhập khẩu giá cao, nếu cảm thấy hài lòng với sản phẩm. Chính vì vậy, để thâm nhập vào thị trường Úc, các doanh nghiệp cần đặt ưu tiên hàng đầu đối với chất lượng sản phẩm, thay vì giá thành. Đồng thời, tăng cường nắm bắt thị hiếu khách hàng và chú trọng xây dựng thương hiệu vững chắc cho sản phẩm hàng hóa.
Ông Trịnh Văn Dương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tiên Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mặc dù thị trường chính là Mỹ nhưng chúng tôi tìm kiếm một số thị trường khác để phát triển ngành may mặc như Bắc Mỹ, Bắc Úc, Tây Úc. Tới đây chúng tôi đi triển lãm ở Úc để tìm kiếm thêm khác hàng, có cơ hội xuất hàng đến các thị trường mớ. Chắc chắn chúng tôi sẽ phát triển được vì hàng đảm bảo chất lượng theo chuẩn quốc tế, có thương hiệu với các nước trên thế giới.. nhu cầu sử dụng hàng Việt Nam chất lượng cao rất lớn".
Để khai thác tiềm năng, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Úc, các doanh nghiệp Thanh Hóa đang tận dụng có hiệu quả việc thực thi các Hiệp định FTA, như: Hiệp định thương mại tự do Asean – Úc - New Zealand; Hiệp định Đối tác Toàn diện và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với nhiều tiêu chuẩn cao về thương mại và đầu tư trong khu vực. Tỉnh Thanh Hóa cũng sẽ tăng cường các hoạt động kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp Thanh Hóa tìm kiếm, trao đổi thông tin về thị trường, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư. Qua đó, nhằm tăng cường quảng bá sản phẩm, tạo lòng tin và hiểu biết lẫn nhau để thúc đẩy hợp tác, phát triển giao thương, gia tăng mạnh mẽ các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa 2 thị
Vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD
Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, luỹ kế đến nay đã có 530 dự án của các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD.
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2025 đạt 19% trở lên
Ngày 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Nghi Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 17, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Thanh Hoá vượt mục tiêu xuất khẩu lao động năm 2024
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu xuất khẩu lao động của cả năm. Kết quả này là do khai thác tốt thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Xuất khẩu cá tra 11 tháng 2024 đạt 1,8 tỷ USD và đang trên đường về đích
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 11/2024 đạt 179 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 11/2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025
Châu Á là thị trường xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 với thị phần 48,2%. Hai khu vực tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 23,7% và 11,3%... Theo các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 sang các khu vực là rất lớn.
Ngành thuế cả nước thu ngân sách nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Lần đầu tiên ngành thuế vượt 1,7 triệu tỷ đồng thu ngân sách năm. Thông tin được Tổng cục Thuế công bố tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025; công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, vừa diễn ra vào sáng ngày 19/12.
Yên Định có thêm 10 sản phẩm OCOP 3 sao
Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực, hỗ trợ chủ thể, hộ kinh doanh, hợp tác xã chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phục tráng, thâm canh 28.290 ha luồng
Đến đầu tháng 12 năm 2024, các huyện vùng thâm canh luồng đã hoàn thành kế hoạch thâm canh, phục tráng luồng năm 2024.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá
Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá. Trong đó có 134 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.