Tiềm năng lớn hợp tác về dệt may và thiết bị y tế giữa Việt Nam và Ấn Độ
Bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, hợp tác, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ với mặt hàng dệt may và thiết bị y tế vẫn đang có những tín hiệu khả quan.
Bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, hợp tác, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ với mặt hàng dệt may và thiết bị y tế vẫn đang có những tín hiệu khả quan. Hai bên cần tận dụng cơ hội này để tăng cường hợp tác, kết hợp xây dựng chuỗi cung ứng tin cậy và quy mô lớn. Đây là nội dung của hội thảo trực tuyến “Thúc đẩy quan hệ doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may và y tế” diễn ra chiều 10/9.
Hội thảo “Thúc đẩy Quan hệ Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may và y tế” thu hút sự tham gia, thảo luận của hơn 250 đại biểu doanh nghiệp, các hiệp hội của hai nước trong các lĩnh vực dệt may, thiết bị y tế và dược phẩm. Các dữ liệu cập nhật tại hội thảo cho thấy kim ngạch trao đổi song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ những tháng qua, đặc biệt với mặt hàng dệt may có những số liệu tích cực, dù thị trường đang có những suy giảm do đại dịch Covid-19 gây ra.

Trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu các mặt hàng bông, sợi và nguyên phụ liệu cho công nghiệp dệt, may, da giày tăng mạnh khi nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc chịu ảnh hưởng vì dịch. Việt Nam đã nhập khoảng 200 triệu USD các mặt hàng này từ Ấn Độ. Trong đó, nhập khẩu bông tăng đột biến từ 3,8 triệu USD tháng 6 lên 13,7 triệu USD trong tháng 7. Trong khi đó, lĩnh vực dược phẩm và thiết bị y tế cũng có rất nhiều tiềm năng hợp tác. Ấn Độ hiện đứng thứ 3 thế giới về sản lượng và thứ 14 thế giới giá trị sản xuất dược phẩm. Quy mô của thị trường thiết bị y tế Ấn Độ hiện vào khoảng 5 tỷ USD và có thể đạt khoảng 11 tỷ USD vào năm 2022. Đây là những lĩnh vực tiềm năng tạo đột phá cho quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ. Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu cho biết: “Với ngành công nghiệp bông và sợi phát triển, có thể đáp ứng hầu hết nguyên liệu cho ngành dệt may, Ấn Độ có thể là nguồn cung cấp bông và sợi cho Việt Nam, giúp nâng sức cạnh tranh của VN trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là một thị trường hấp dẫn với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam với quy mô lên tới 140 triệu USD. Trong lĩnh vực dược phẩm và trang thiết bị y tế, Ấn Độ có thể cung ứng thuốc thành phẩm và nguyên liệu dược với quy mô lớn cho Việt Nam. Chúng ta có thể trở thành những đối tác tốt và tin cậy”. Bên cạnh việc đẩy mạnh giao lưu kinh tế, thương mại, với kinh nghiệm và năng lực về y học và dược phẩm của Ấn Độ, Việt Nam cũng hy vọng hai nước có thể trao đổi kinh nghiệm, hợp tác phát triển, sản xuất các loại vắc-xin phòng Covid-19. Hội thảo “Thúc đẩy Quan hệ Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực dệt may và y tế” là sự kiện khởi đầu nằm trong chuỗi hoạt động có tên gọi “Diễn đàn Kinh doanh Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương” do Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cùng nhiều đối tác khởi xướng. Sẽ có khoảng 10 sự kiện trực tuyến và trực tiếp được tổ chức trong thời gian tới nhằm giúp doanh nghiệp và doanh nhân Việt - Ấn trong nhiều lĩnh vực tiếp xúc và tìm ra cơ hội hợp tác, kết nối. Theo VOV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tăng quyền, giảm can thiệp hành chính với doanh nghiệp Nhà nước
Từ ngày 1/8 năm nay, doanh nghiệp Nhà nước sẽ có quyền tự quyết định, từ chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư đến tiền lương, tiền thưởng cho người lao động. Đây là bước đột phá quan trọng của Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, qua đó tháo gỡ nhiều điểm nghẽn để doanh nghiệp Nhà nước bứt phá, lớn mạnh, trở thành nòng cốt của nền kinh tế Việt Nam.

Không để gián đoạn giải ngân đầu tư công sau sáp nhập
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công được xem là giải pháp quan trọng để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay từ 8% trở lên. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành, địa phương thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%, không để gián đoạn khi triển khai chính quyền địa phương 2 cấp.

Thanh Hóa thúc đẩy tăng trưởng GRDP
Bức tranh kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm 2025 nổi bật với đà tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,88%. Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, mức tăng trưởng này được đánh giá là tích cực, tạo đà quan trọng để tỉnh quyết liệt tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng tiếp theo.

Tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2% từ ngày 1/1/2026
Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất đề xuất trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2%, bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026.

420 ha nuôi trồng thuỷ sản được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ
Thông tin từ Chi cục Biển đảo và Thuỷ sản Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm Chi cục đã phối hợp với Cục Thủy sản và Kiểm ngư, đơn vị có liên quan cấp chứng nhận nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ cho gần 420 ha nuôi tôm trên địa bàn.

Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.