Tiệm sửa xe ở TPHCM bỏ túi vài triệu đồng trong buổi sáng đầu tiên mở cửa
Nhiều tiệm sửa xe máy tại TPHCM có doanh thu vài triệu đồng trong sáng 1/10. Các tiệm tóc không quá đông đúc như dự đoán.
Tiệm sửa xe "bỏ túi" vài triệu đồng một buổi
Sáng 1/10, nhiều tiệm sửa xe máy ở TPHCM nhộn nhịp khách đến sửa chữa. Theo ghi nhận của phóng viên, các tiệm trên đường Đỗ Thị Lời, Cách Mạng Tháng Tám (quận 3), Trường Sơn, Đồng Nai (quận 10)… đều đông khách.
Anh Võ Tùng Quang (ngụ quận 3), cho biết sau 3 tháng không ra khỏi nhà, 2 xe máy của gia đình bị xẹp lốp, không khởi động được. Anh phải dắt xe ra đường Đỗ Thị Lời để bơm hơi và kiểm tra xe. "Thợ sửa nói xe của tôi có cặn bẩn trong bộ chế hòa khí (bình xăng con) dẫn đến khó nổ, đây là hiện tượng bình thường khi xe máy quá ít hoạt động" - anh Quang chia sẻ.
Còn chị Nguyễn Thị Hòa (ngụ quận 10), cho hay nhà chị có đến 3 chiếc xe máy đề không nổ, các xe bị tắc nghẽn bình xăng, hỏng bugi hoặc hết bình ắc quy. Chị mang đi kiểm tra, thay phụ tùng hết tổng cộng 400.000 đồng.
Còn theo anh Đỗ Văn Thắng - chủ một tiệm sửa xe tại quận 10 - sáng nay tiệm của anh phục vụ bơm hơi, sửa chữa cho gần 30 chiếc xe. 4 thợ trong tiệm phải làm việc luôn tay, người bơm xe, thay bình ắc quy, xúc bình xăng cho khách.
Theo anh Thắng, dù vất vả, doanh thu của tiệm vào buổi sáng đạt khoảng hơn 2 triệu đồng. Dự kiến, buổi chiều lượng khách cũng sẽ đông tương tự vì nhiều người dân đã đặt lịch sửa chữa.
Nhân viên một số tiệm sửa xe máy tại quận 3, quận 5, quận 10 cũng cho biết đã có doanh thu 1,5 - 2,5 triệu đồng trong buổi sáng đầu tiên mở cửa hoạt động trở lại, tăng khoảng 30 - 40% so với ngày bình thường.
Tiệm cắt tóc không "quá tải"
Theo ghi nhận của phóng viên tại quận 3 và quận 10, các điểm cắt tóc không quá đông đúc.
Tại một tiệm cắt tóc trên đường Trần Văn Đang (quận 3), hai người thợ đang cắt tóc cho khách, chỉ có 2 người ngồi đợi, không có hiện tượng tập trung đông đúc.
Còn trên đường Hồ Bá Kiện (quận 10), nhiều tiệm cắt tóc vẫn chưa hoạt động, một số nơi mở cửa chỉ có 4 - 5 vị khách vào sử dụng dịch vụ.
Anh Hùng - chủ một tiệm trên đường Hồ Bá Kiện, cho biết sáng nay anh và nhân viên cắt tóc cho khoảng 12 người khách. Đây là số lượng khách như ngày bình thường, không có đột biến như dự tính.
"Hôm qua, tôi cứ tưởng mở tiệm ra là khách xếp hàng chờ cắt tóc. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn diễn ra rất ổn định" - anh Hùng nói.
Theo anh Hùng, nhiều khách quen của anh đã về quê, một số khách phải cách ly nên chưa thể đi cắt tóc. Ngoài ra, người dân lo ngại ngày đầu tiên mở cửa sẽ đông đúc nên hạn chế đi cắt tóc vào ngày này.
Chị Bích Thủy - chủ một tiệm cắt tóc trên đường Trần Văn Đang (quận 3), cho hay chưa mở cửa tiệm tóc trở lại vì chị đang về quê. Sáng nay, nhiều khách quen điện thoại cho chị để đặt lịch cắt tóc nhưng không được.
Chị Thủy nói đang chờ chính quyền cho phép lưu thông liên tỉnh để đi từ Khánh Hòa vào TPHCM làm ăn. 3 tháng về quê tránh dịch, chị mong mỏi được trở lại thành phố.
Ghi nhận của PV Dân trí sáng 1/10, nhiều điểm kinh doanh ăn uống, buôn bán thực phẩm, cắt tóc… tại TPHCM vẫn chưa mở cửa do chủ tiệm đi tránh dịch hoặc họ đã trả mặt bằng trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát căng thẳng.
Theo UBND TPHCM, dù thành phố đang nới lỏng nhiều hoạt động từ 1/10, tuy nhiên thành phố vẫn tiếp tục tạm dừng nhiều lĩnh vực có nguy cơ lây nhiễm cao nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Cụ thể, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, mít tinh, lễ phát động vẫn chưa được tổ chức lại, trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Đối với lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, thành phố yêu cầu tiếp tục tạm ngừng quán bar, spa, massage, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ ăn uống tại chỗ, rạp chiếu phim, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử.
Các hoạt động bán vé số dạo, bán hàng rong cũng chưa được cho phép hoạt động thời điểm này.
Ngoài ra, các hoạt động không nằm trong danh mục được phép mở lại theo chỉ thị mới của thành phố cũng tiếp tục tạm ngừng hoạt động.
Đại Việt/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thị trường tài chính tiền tệ đảm bảo ổn định
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn song nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục ổn định, các hoạt động kinh tế tiếp tục sôi động hơn; các tổ chức quốc tế vẫn dự báo Việt Nam thuộc nhóm nước tăng trưởng cao trên thế giới và khu vực.

4 tháng năm 2025, nông lâm thủy sản xuất siêu gần 5,2 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt gần 16 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản đạt gần 5,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2024.

4 tháng đầu năm, gần 90.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng trưởng tích cực
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của cả nước trong tháng 4 tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung cả 4 tháng, chỉ số này đã tăng 8,4% so với cùng kỳ. Những lĩnh vực tăng trưởng mạnh có thể kể đến như chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện và cung cấp nước.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, hoạt động xuất khẩu vẫn tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực, sự linh hoạt trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việt Nam xuất khẩu thủy sản lớn thứ 4 vào Singapore
Theo thống kê, trong 3 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản vào Singapore đạt hơn 21 triệu USD, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Với con số ấn tượng này, Việt Nam hiện đứng trong top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất tại Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Nhiều diện tích nứa, vầu ở Quan Sơn bị khuy
Những cánh rừng nứa, vầu từ bao đời nay đã là là nguồn sống của các thế hệ người dân huyện Quan Sơn. Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi chết khô hàng loạt hay còn gọi là “khuy” đồng nghĩa với hàng nghìn hộ gia đình đối diện với nguy cơ mất nguồn sống trong nhiều năm tới.

Mô hình liên kết trồng dưa kiếm Nhật đem lại hiệu quả kinh tế cao
Vụ Xuân năm nay, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa cây dưa chuột giống Nhật vào trồng và đã mang lại kết quả bước đầu. Lợi nhuận của các mô hình đạt từ 80-100 triệu 1ha.

PMI tháng 4 chỉ đạt 45,6 điểm
Sáng 5/5/2025, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 4/2025. Trong đó có 3 điểm nhấn nổi bật: Sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều giảm đáng kể; Tâm lý kinh doanh đạt mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021; Tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại và giá cả đầu ra giảm

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Hàng không Việt Nam tăng hơn 19% số chuyến bay so với cùng kỳ năm ngoái
Theo Cục Hàng không Việt Nam, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, hoạt động khai thác vận tải hàng không đã diễn ra sôi động, tăng trưởng cao và cơ bản ổn định.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.