Tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại để bảo vệ kết quả phòng, chống dịch
(TTV) - Trong thời gian qua, Thanh Hóa đã kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tỷ lệ người mắc và tử vong trên tổng số ca mắc thấp hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước. Để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch, Thanh Hóa đang tiếp tục đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em và tiêm nhắc lại cho các nhóm đối tượng.
|
Thị xã Nghi Sơn có địa bàn rộng, dân số đông, thường xuyên giao thương với các tỉnh, thành phố khác và cả người nước ngoài, nguy cơ dịch COVID-19 tiếp tục xâm nhập, lây lan là rất lớn. Để củng cố, duy trì miễn dịch cộng đồng, thị xã Nghi Sơn đã rà soát, lập danh sách gần 70.000 người từ 18 tuổi trở lên và tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại lần 2 trên toàn thị xã. Đến nay, đã có hơn 15.000 người được tiêm mũi nhắc lại lần 2. Từ nay đến hết tháng 7/2022, thị xã Nghi Sơn sẽ tiêm cho hơn 50.000 người còn lại sau khi các trường hợp này đủ điều kiện.
|
Từ đầu tháng 6/2022, tỉnh Thanh Hoá triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại lần 2 cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, đến nay, mới có 40.000 trên tổng số hơn 2,6 triệu người từ 18 tuổi trở lên trở lên tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại lần 2. Tỷ lệ tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại lần 2 trên địa bàn tỉnh thấp, có nguyên nhân do số người mắc COVID-19 chưa đủ 3 tháng còn nhiều. Bên cạnh đó, khá đông người dân cho rằng dịch bệnh đã được kiểm soát và đã mắc COVID-19 có tâm lý chủ quan, không mặn mà muốn tiêm phòng nhắc lại. Đây sẽ là nguy cơ khiến dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.
|
Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn viến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới; virus SARS-CoV-2 liên tục có nhiều biến chủng không thể lường trước được mức độ nguy hiểm. Do đó, tiêm vắc xin phòng COVID-19 vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống dịch, hạn chế những ảnh hưởng, hậu quả của dịch bệnh. Vắc xin phòng COVID-19 sẽ tạo kháng thể trong khoảng thời gian nhất định để cơ thể phòng ngừa được tác nhân gây bệnh. Kháng thể này sẽ giảm dần sau từ 3-4 tháng, vì vậy, cần phải tiêm mũi nhắc lại để duy trì khả năng phòng bệnh khi có virus xâm nhập.
Thùy Dung - Cao Tùng
Theo Bản tin Thời sự tối/TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 973 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, 18 ca mắc, nghi mắc sốt xuất huyết, 27 ca tay chân miệng, 6 ca ho gà... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, việc chủ động phòng tránh dịch bệnh mùa hè là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

Triển khai đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm mới được tổ chức, Bộ Y tế đề nghị tất cả các tỉnh, thành phố triển khai đợt cao điểm từ nay đến hết tháng 5/2025 để đấu tranh phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả.

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng
Sáng ngày 10/5, Sở Y tế phối hợp với Hội điều dưỡng tỉnh Thanh Hóa tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và Hội nghị cập nhật kiến thức trong thực hành lâm sàng, quản lý điều dưỡng.

Cần siết chặt an toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện
An toàn thực phẩm trong căng tin bệnh viện có vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân; phục vụ trực tiếp cho cán bộ, nhân viên công tác tại bệnh viện và người nhà bệnh nhân. Thế nhưng, hiện nay, tại một số cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, vấn đề này chưa được coi trọng, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lây nhiễm chéo và phát sinh các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Bảo vệ sức khỏe người bệnh trong thời tiết nắng nóng
Mùa hè năm nay được dự báo sẽ nắng nóng gay gắt, kéo dài. Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp phòng tránh nắng nóng, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Cần 25.000 tỷ đồng mỗi năm để khám sức khỏe miễn phí cho toàn dân
Theo Bộ Y tế, định hướng từ năm 2026 đến năm 2030, toàn bộ người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần mỗi năm, ước tính chi phí khoảng 25.000 tỷ đồng cho 100 triệu dân.

6 ca ghép mô, tạng được thực hiện thành công trong kỳ nghỉ lễ
Ngay trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công 6 ca ghép mô, tạng từ người hiến chết não, giúp nhiều bệnh nhân nguy kịch hồi sinh sự sống.

Bệnh nhi nhập viện tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng mạnh. Bệnh viện đã phải bố trí thêm phòng khám và tăng cường nhân lực cho các khoa trọng điểm để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.

Hiện đại hóa quy trình khám chữa bệnh
Việc ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện đang là yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng một cách toàn diện. Tại Thanh Hóa, phần mềm quản lý bệnh viện toàn diện của Công ty Minh Lộ góp phần hiện đại hóa quy trình khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.