Tiêm vaccine: Lá chắn bảo vệ sức khỏe trẻ em
Tiêm chủng vaccine là yếu tố quan trọng của chăm sóc sức khỏe ban đầu để có một cộng đồng khỏe mạnh và an toàn. Đây là cách bảo vệ trẻ trước những bệnh dịch, giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển thể chất và trí não tốt, đặc biệt là trong những năm đầu đời.
Tiêm vaccine là đưa các chế phẩm có chứa kháng nguyên vào cơ thể. Mục đích là kích thích cơ thể sinh ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Hiện nay, có thể phòng ngừa bằng vaccine cho hơn 30 căn bệnh truyền nhiễm. Phụ huynh có thể yên tâm khi tiêm chủng cho trẻ vì các loại vaccine được sử dụng để phòng bệnh đã được kiểm chứng. Trước khi đưa vào sử dụng, vaccine nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt trên người. Khi đưa vào sử dụng, các nhà khoa học lại tiếp tục giám sát và đánh giá tính an toàn, hiệu quả của vaccine. Ngoài ra, họ còn thường xuyên theo dõi và thu thập thông tin về các tác dụng phụ xảy ra sau tiêm.

Kết quả nghiên cứu, đánh giá của các tổ chức y tế cho thấy có khoảng 85 - 95% người được tiêm chủng đủ số mũi tiêm sẽ tự sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Ngoài ra, trẻ được tiêm vaccine nếu có nhiễm bệnh thì các triệu chứng sẽ giảm nhẹ và ít để lại hậu quả hơn so với trẻ không được tiêm phòng.
Ông Lê Thiên Phú, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa
Đối với cộng đồng, khi từng cá nhân tiêm phòng là góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả cộng đồng, nhất là những người không được miễn dịch do chưa đến tuổi tiêm phòng hoặc không đủ điều kiện để tiêm phòng. Đồng thời tiêm phòng còn làm chậm lại hoặc ngăn chặn sự lây lan của các dịch bệnh nguy hiểm.
Vì vậy, để trang bị cho trẻ "tấm lá chắn" mang khả năng phòng ngừa bệnh thật vững chắc, phụ huynh có thể đưa con em đến các cơ sở tiêm chủng để đăng ký tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia hoặc tiêm dịch vụ. Hiện nay, tỉnh Thanh Hoá có khoảng hơn 600 cơ sở triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm dịch vụ.

Bệnh viện triển khai bệnh án điện tử chậm nhất là ngày 30/9/2025
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư hướng dẫn triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Theo đó, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử chậm nhất vào ngày 30/9/2025.

Bản tin Sức khỏe 14/6/2025
Bản tin Sức khỏe 14/6/2025 có những nội dung chính sau: - Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử chậm nhất vào ngày 30/9/2025 - Viện Dinh dưỡng khuyến cáo, người dân tuyệt đối không tự ý mua hoặc sử dụng các sản phẩm vitamin A bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc - Thanh Hoá chủ động phòng, chống sốt xuất huyết

Thanh Hóa có 15 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử
Thông tin từ Sở Y tế cho biết, đến nay toàn tỉnh Thanh Hoá đã có 15/60 bệnh viện được thẩm định đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử.

Từ 1/7, khám chữa bệnh trái tuyến được hưởng 100% bảo hiểm y tế
Từ ngày 1/7, người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng 100% mức bảo hiểm khi khám chữa bệnh tại tất cả cơ sở đăng ký ban đầu trong cả nước. Một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo được lên thẳng cơ sở khám chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Hội nghị khoa học thành lập ngành huyết học truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Chiều ngày 12/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị khoa học và kỷ niệm 50 năm thành lập chuyên ngành Huyết học - Truyền máu tại bệnh viện. Hội nghị có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Huyết học truyền máu.

Triệu Sơn: Không có giấy phép hoạt động, nhiều cơ sở nha khoa bị đình chỉ
Qua kiểm tra đột xuất trên địa bàn huyện Triệu Sơn, đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Y tế và Công an tỉnh phối hợp đã phát hiện một số cơ sở nha khoa hoạt động trong khi không có giấy phép khám bệnh, chữa bệnh.

Tiếp tục triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 13/2025 hướng dẫn triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các bệnh viện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử chậm nhất vào ngày 30/9/2025.

Lan toả phong trào đăng ký hiến mô, tạng cứu người
Hiến tạng là một trong những món quà quý giá nhất mà một người có thể trao tặng cho người khác khi còn sống hoặc sau khi chết não. Trên cả nước đã có hàng nghìn người được cứu sống nhờ nguồn tạng hiến tặng. Tại tỉnh Thanh Hoá, gần đây, đã có hàng trăm người đăng ký hiến mô, tạng, giúp mang lại sự sống cho nhiều người.

Bộ Y tế yêu cầu đáp ứng kịp thời thuốc điều trị COVID-19
Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), thời gian gần đây, dịch COVID-19 có dấu hiệu gia tăng trở lại ở một số tỉnh, thành phố. Để kịp thời ứng phó, đảm bảo nguồn cung thuốc phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, Cục Quản lý Dược đề nghị các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược triển khai các biện pháp tăng cường sản xuất, nhập khẩu, tồn trữ thuốc liên quan phòng chống COVID-19.

Hơn 53% bệnh nhân đột quỵ có tiền sử uống rượu
Thống kê tại Việt Nam cho thấy có đến 72,5% bệnh nhân đột quỵ gặp tình trạng tăng huyết áp, 64,9% rối loạn mỡ máu, 53,4% có tiền sử uống rượu và 49,6% từng hút thuốc lá. Đây là những con số đáng báo động về tình trạng sức khỏe cộng đồng hiện nay.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.