Tiêm vaccine ngừa Covid-19 giúp trẻ em trở lại cuộc sống bình thường
Các nghiên cứu khoa học và thực tế triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở nhiều nước đã chứng minh tiêm phòng sẽ giúp trẻ có một “tầng bảo vệ" quan trọng, giảm nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ bệnh trở nặng cũng như các triệu chứng hậu COVID.

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tại Lhokseumawe, tỉnh Aceh, Indonesia.
Cách đây 1 năm, thời điểm học sinh trên khắp thế giới chuẩn bị trở lại trường sau kỳ nghỉ Hè, hàng loạt quốc gia bắt đầu triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em sau khi các nghiên cứu khoa học chứng minh đây là biện pháp tin cậy để bảo đảm an toàn cho trẻ em trong đại dịch. Tính đến đầu năm nay có khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng tiêm vaccine cho trẻ vị thành niên.
Đến nay thời điểm này, năm học mới sắp bắt đầu, các nước lại đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em trong nỗ lực đưa các em trở lại cuộc sống bình thường. Độ tuổi trẻ đủ điều kiện tiêm vaccine được hạ dần theo khuyến nghị của giới khoa học và các cơ quan quản lý y tế.
Để cắt đứt chuỗi lây lan dòng phụ của biến thể Omicron, từ tháng 8-2022, Israel đã khởi động chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên toàn quốc cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi với vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna. Australia thông báo sẽ tiêm phòng cho nhóm trẻ có nguy cơ cao trong độ tuổi này từ tháng 9. Singapore cũng triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ dưới 4 tuổi từ quý IV. Trước đó, tháng 6-2022, Mỹ đã sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna tiêm cho trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi sau khi số trẻ em mắc COVID-19 ở nước này liên tục tăng, lên tới gần 6 triệu ca kể từ đầu năm.
Trung Quốc là một trong những quốc gia sớm triển khai tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em, thậm chí là một trong số ít các quốc gia tiêm vaccine cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Việc tiêm vaccine cho trẻ em được thực hiện theo hướng hạ thấp dần độ tuổi, chủ yếu theo từng cấp học; xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương, cơ quan y tế và trường học. Nhật Bản bắt đầu triển khai chương trình tiêm vaccine cho trẻ em 5-11 tuổi từ tháng 2-2022, song song với chiến dịch vận động, thuyết phục đưa trẻ em đi tiêm vaccine.
Số liệu thực tế đã cho thấy việc bao phủ vaccine ngừa COVID-19 ở trẻ em có hiệu quả đáng kể trong việc làm giảm số ca mắc ở nhóm đối tượng này. Đơn cử ở Đức, sau khi chiến dịch tiêm chủng cho nhóm 12-18 tuổi và 5-11 tuổi được triển khai, tỷ lệ mắc COVID-19 ở hai nhóm tuổi này vào tháng 5-2022 đã giảm hẳn so với mức cao chưa từng thấy được ghi nhận hồi tháng 2 là hơn 3.000 ca/100.000 em.
Tại Mỹ, gần 90% số ca nhập viện vì COVID-19 ở trẻ từ 5-11 tuổi trong làn sóng dịch do biến thể Omicron hồi tháng 12-2021 là chưa tiêm phòng. Theo nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, việc tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 làm giảm nguy cơ nhiễm Omicron của 31% trẻ từ 5 đến 11 tuổi và 59% ở nhóm từ 12-15 tuổi. Nhờ chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em, Cuba đã bảo vệ từ 50.000 đến 70.000 trẻ nhỏ khỏi virus SARS-CoV-2 trong những tháng gần đây.
Các nghiên cứu khoa học và thực tế triển khai chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở nhiều nước đã chứng minh tiêm phòng sẽ giúp trẻ có một "tầng bảo vệ' quan trọng, giảm nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ bệnh trở nặng cũng như các triệu chứng hậu COVID. Việc đưa trẻ em đi tiêm vaccine, cung cấp "tầng bảo vệ" hữu hiệu và thiết yếu cho trẻ chính là bước quan trọng hàng đầu nhằm tạo ra môi trường học tập và sinh hoạt an toàn trước COVID-19, để trẻ em có thể trở lại cuộc sống bình thường như mong muốn chung của các bậc cha mẹ. Một giải pháp bảo vệ khác không kém phần quan trọng là đảm bảo rằng mọi người ở quanh các em đều đã tiêm phòng, bao gồm cả mũi tăng cường.

Giáo hoàng Francis qua đời
Theo một tuyên bố bằng video của Tòa thánh Vatican ngày 21/4, Giáo hoàng Francis đã qua đời, hưởng thọ 88 tuổi.

Gần 1.000 nhà kinh tế thế giới ký phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
Gần 1.000 nhà kinh tế, bao gồm nhiều tên tuổi đoạt giải Nobel vừa đồng loạt lên tiếng chỉ trích chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, gọi đây là một sai lầm nghiêm trọng.

Xung đột Nga-Ukraine: Lệnh ngừng bắn hết hiệu lực
Lệnh ngừng bắn lễ Phục sinh giữa Nga và Ukraine, được Moscow công bố từ 18h ngày 19/4 đến 24h ngày 21/4 (giờ Moscow, tức 22h ngày 19/4 đến 4h sáng ngày 21/4 giờ Việt Nam) đã hết hạn, và phía Nga không kéo dài lệnh ngừng bắn.

Đàm phán hạt nhân Mỹ, Iran sẽ tiếp tục tại Geneva và Oman
Iran và Mỹ đã nhất trí tổ chức đàm phán vào tuần tới về vấn đề hạt nhân, sau vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome (Italia) hôm 19/4. Hiện cả Washington và Tehran đã phát đi những tín hiệu lạc quan về một thỏa thuận hợp lý giữa Mỹ và Iran. Giới phân tích cho rằng, động thái này đem đến những tia hy vọng mới hứa hẹn nhiều tiềm năng đột phá.

IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Ngăn chặn nỗi lo suy thoái
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây dự báo, nền kinh tế toàn cầu có khả năng tránh được suy thoái, bất chấp các tác động từ việc áp dụng thuế quan của Mỹ đến tăng trưởng kinh tế thế giới.

Thái Lan triển khai đăng ký nhập cảnh trực tuyến cho khách nước ngoài
Nhà chức trách Thái Lan vừa thông báo, kể từ ngày 1/5 tới, tất cả du khách nước ngoài nhập cảnh vào Thái Lan phải đăng ký phiên bản số của Biểu mẫu nhập cư TM. 6 và việc đăng ký phải được thực hiện ít nhất 3 ngày trước chuyến đi

Nga và Ukraine tiến hành đợt trao đổi tù binh lớn nhất
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố, Nga và Ukraine đã tiến hành cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn nhất kể từ khi xung đột nổ ra cách đây hơn ba năm, với mỗi bên trao trả 246 tù binh.

Ngày lễ Phục sinh trên thế giới
Trong những ngày này, du khách khắp nơi trên thế giới đã đổ xô về một số vùng ở Tây Ban Nha để tham gia rước kiệu khổng lồ trong suốt một tuần trước lễ Phục sinh, đóng góp "khủng" cho du lịch của quốc gia châu Âu này.

Triều Tiên cáo buộc chính quyền ông Trump muốn 'leo thang xung đột'
Ngày 20/4, Triều Tiên chỉ trích việc chính quyền của Tổng thống Trump nới lỏng các quy định xuất khẩu vũ khí, gọi đây là hành đông nhằm "leo thang xung đột" trên toàn cầu.

Trung Quốc tổ chức giải bán marathon giữa robot và con người
Tại giải bán marathon Diệc Trang vừa diễn ra ở Bắc Kinh- Trung Quốc, 21 robot hình người đã tham gia cùng hàng nghìn vận động viên, đánh dấu lần đầu tiên các cỗ máy này thi đấu bên cạnh con người trên đường chạy dài 21km, dù trước đó chúng đã từng góp mặt, nhưng chưa bao giờ thực sự thi đấu.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.