Tiện ích của bệnh án điện tử
Triển khai bệnh án điện tử là bước khởi đầu quan trọng cho việc chuyển đối số trong ngành y tế, tối ưu hóa quy trình khám, chữa bệnh. Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo các đơn vị tập trung chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để thực hiện mục tiêu, chậm nhất đến hết năm 2023, các cơ sở khám, chữa bệnh hạng I trở lên đều triển khai bệnh án điện tử.
Từ tháng 6/2022, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá sẽ bỏ hoàn toàn bệnh án giấy, thay thế bằng bệnh án điện tử. Bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh được lập 1 mã số định danh y tế. Khi đến khám, điều trị, các kết quả siêu âm, xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, diễn biến tình trạng bệnh, phương pháp điều trị, đơn thuốc, lịch tái khám đều được xác nhận trên hệ thống máy tính và lưu trữ tại kho dữ liệu của bệnh viện. Điều này mang lại rất nhiều tiện lợi cho cán bộ y tế cũng như người bệnh.
Hiện nay, số lượng bệnh án cần lưu trữ hằng năm tại các cơ sở khám, chữa bệnh rất lớn. Việc lưu trữ bệnh án giấy dẫn đến quá tải các kho lưu trữ và rất khó khăn khi cần tìm lại thông tin tiền sử bệnh án. Việc ghi chép bệnh án giấy cũng tốn khá nhiều thời gian và nhân lực tại các cơ sở y tế. Từ năm 2019, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh tập trung đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin; đào tạo, tập huấn để nhân viên y tế thực hiện bệnh án điện tử.
Đến nay, các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn Thanh Hóa đã cơ bản đáp ứng các điều kiện thực hiện bệnh án điện tử. Mục tiêu chậm nhất đến năm 2023, tất cả bệnh viện hạng 1 có thể thực hiện bệnh án điện tử trong hoạt động khám, chữa bệnh, lưu trữ thông tin bệnh nhân là hoàn toàn có thể thực hiện được. Khi bệnh án điện tử được triển khai đồng loạt tại tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, dữ liệu về khám, điều trị của bệnh nhân sẽ thông suốt giữa các tuyến, giúp cho việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. Đồng thời, giúp cho việc quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế hiệu quả hơn./.
Theo Thùy Dung/ Bản tin THNM ngày 30/5/2022
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở khám, chữa bệnh. Tại Thanh Hóa, những năm gần đây, các bệnh viện đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư
Tại Thanh Hoá, mỗi năm có gần 8.000 bệnh nhân mắc ung thư mới được phát hiện. Thế nhưng, điều đáng tiếc là có tới hơn 60% bệnh nhân ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã diễn biến nặng, di căn.
Mở rộng mạng lưới y tế tư nhân khu vực nông thôn, miền núi
Ngoài hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập được sắp xếp từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện cho tới tuyến xã, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, hệ thống cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phát triển mạnh mẽ. Điều này không chỉ góp phần mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh, mà giúp người dân ở nông thôn, miền núi có điều kiện được chăm sóc sức khoẻ toàn diện hơn.
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi trong cả nước tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023. Tại Thanh Hóa, từ đầu năm 2024 đến nay đã giám sát, ghi nhận 262 trường hợp mắc bệnh sởi rải rác ở nhiều địa phương trong tỉnh. Nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Lừa đảo từ các hội nhóm kín tư vấn sức khỏe
Gần đây, các trang mạng xã hội diễn ra tình trạng lừa đảo từ các nhóm kín tư vấn sức khỏe. Hành vi này không chỉ khiến người dân thiệt hại về tài sản, mà nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe vì có nguy cơ sử dụng phải thuốc giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Triển khai Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trên toàn quốc
Tại Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện "5 đẩy mạnh"," "5 bảo đảm" nhằm triển khai Sổ sức khỏe điện tử, Phiếu lý lịch tư pháp và các tiện ích khác trên VNeID một cách hiệu quả, thực chất.
Cả nước đã có 14,6 triệu công dân tích hợp Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID
Hiện nay cả nước đã tạo lập được 32,1 triệu Sổ sức khỏe cho người dân; trong đó có 14,6 triệu công dân đã tích hợp Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID.
Đảm bảo quyền lợi cho học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế
Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế nói chung và chính sách bảo hiểm y tế cho học sinh sinh viên nói riêng có vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hoá đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp tích cực nhằm đạt mục tiêu 100% học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.
Thanh Hóa triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 8 đến nay, số ca mắc sởi tăng đột biến. Đáng lo ngại, đã có dấu hiệu của sự lây lan bệnh. Do vậy, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi.
Tập huấn triển khai các quy định về đấu thầu tại các cơ sở y tế
Tại hội nghị tập huấn do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức, đại diện lãnh đạo các bệnh viện, Trưởng khoa Dược và chuyên viên phụ trách hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được đại diện các cục, vụ chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế phổ biến, phân tích rõ các quy định, các nghiệp vụ liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, hoá chất, vật tư xét nghiệm và thiết bị y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.