Tiện ích khi sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp trong khám, chữa bệnh
Hiện nay các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân có gắn chip thay thế thẻ bảo hiểm y tế, từ đó đã góp phần tạo thuận lợi cho người dân đến thăm khám, điều trị.
Mỗi ngày, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện nội tiết tỉnh Thanh Hoá tiếp nhận từ 300 - 400 người đến khám, chữa bệnh. Nhân viên tại khu vực đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế luôn bận rộn trong việc tiếp nhận các loại giấy tờ, đối chiếu thông tin, hình ảnh với người đến khám để đảm bảo chính xác.

Song, mấy tháng trở lại đây, sau khi triển khai tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân có gắn chíp đã giúp cho các cán bộ y tế tiết kiệm được thời gian làm thủ tục, người bệnh cũng không còn sợ bị quên mang thẻ bảo hiểm y tế giấy như trước đây.

Bác sỹ CKII Hà Khánh Dư - Giám đốc bệnh viện nội tiết tỉnh Thanh Hoá
Bác sỹ CKII Hà Khánh Dư - Giám đốc bệnh viện nội tiết tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Sau khi triển khai tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng căn cước công dân có gắn chíp, công việc của chúng tôi tại đây đơn giản hơn rất nhiều. Nhân viên y tế chỉ cần quét QR-Code trên căn cước công dân, thông tin Bảo hiểm y tế của người khám sẽ hiện lên để thực hiện các quy trình khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế ".
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội tỉnh, tính đến hết tháng 10/2022, việc tra cứu thông tin thẻ Bảo hiểm y tế trên căn cước công dân gắn chip đã được thực hiện tại 639 trong tổng số 669 cơ sở ký hợp đồng khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, đạt 95,96 %, trong đó các cơ sở tuyến tỉnh đã đạt 100%. Tuy nhiên, dù số lượng cơ sở y tế đã triển khai lớn, nhưng tỷ lệ người dân tra cứu thông tin bằng thẻ căn cước công dân vẫn đang còn thấp.

Bà Trịnh Thị Tuyết - Phòng tài chính kế toán, bệnh viện Phụ sản tỉnh Thanh Hoá
Bà Trịnh Thị Tuyết - Phòng tài chính kế toán, bệnh viện Phụ sản tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Nguyên nhân chính là một số thẻ căn cước công dân chưa được tích hợp dữ liệu thẻ Bảo hiểm y tế, do đó tra cứu không thành công, chủ yếu là phía tuyến dưới, xã, huyện. Vì vậy cần tuyên truyền nhiều hơn để người dân biết được tiện ích này thì chúng tôi cũng giải quyết nhanh chóng hơn".
Để thuận lợi cho người dân, hiện nay các cơ sở y tế vẫn đang triển khai song song hai hình thức là tra cứu thông tin Bảo hiểm y tế bằng thẻ căn cước công dân hoặc kiểm tra thẻ Bảo hiểm y tế của người bệnh. Để tăng tỷ lệ người dân sử dụng thẻ Căn cước công dân tra cứu thông tin Bảo hiểm y tế, các ngành chức cần đẩy nhanh việc tích hợp các dữ liệu liên quan vào thẻ Căn cước công dân; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn để người dân hiểu rõ lợi ích và cách thức sử dụng thẻ Căn cước công dân khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở Y tế, cũng như trong nhiều loại giao dịch dân sự khác.


Thu hồi lô thuốc Femancia của Công ty dược phẩm Medisun
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã ban hành công văn thông báo về việc thu hồi trên toàn quốc lô thuốc viên nang cứng Femanicia do Công ty cổ phần dược phẩm Medisun (có trụ sở và nhà máy tại thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương) sản xuất.

Gia tăng số người trẻ tuổi bị rối loạn tâm thần
Xã hội ngày càng phát triển thì áp lực cuộc sống, công việc và học tập ngày càng nhiều, khiến cho số người gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần ngày càng cao. Tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thanh Hoá, từ đầu năm đến nay ghi nhận số người trẻ tuổi gồm trẻ em, trẻ vị thành niên và người dưới 30 tuổi đến khám và điều trị các bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần ngày càng nhiều.

Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi mới nhất
Bộ Y tế vừa ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi. Tại hướng dẫn này có một số điểm mới, trong đó có xét nghiệm, phân cấp điều trị…

Bộ Y tế đề xuất về các đối tượng bắt buộc phải sử dụng vaccine
Bộ Y tế đang lấy ý kiến nhân dân về việc Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế bắt buộc.

Tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao tại Việt Nam đạt trên 90%
Theo thông tin từ Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao ở nước ta năm 2024 đạt trên 90%, cao hơn tỷ lệ 88% trên toàn cầu.

Ghi nhận hơn 42.000 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.400 trường hợp phát ban nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi.

Công tác xã hội tại bệnh viện – Nơi nỗi đau được chia sẻ
Đối với lĩnh vực y tế, hoạt động công tác xã hội dù mới phát triển gần đây nhưng đã góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe người bệnh. Với những việc làm ý nghĩa, giàu sức lan tỏa, những người làm công tác xã hội tại các bệnh viện đang bắc nhịp cầu nhân ái đến với những bệnh nhân khó khăn, tiếp sức cho họ vượt qua khó khăn để chiến đấy với bệnh tật.

Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp
Sáng ngày 25/3, Trung tâm Công tác xã hội – quỹ bảo trợ trẻ em, Sở y tế Thanh Hóa tổ chức tọa đàm kỷ niệm ngày công tác xã hội Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Công tác xã hội Việt Nam – đổi mới, kết nối và chuyên nghiệp”.

Thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng
Trung Tâm y tế huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân – Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy thực thi chính sách về sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và trẻ dưới 5 tuổi.

Phát hiện và điều trị sớm bệnh lao
Ngày 24/3 là Ngày Thế giới phòng chống lao. Lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Việt Nam đứng thứ 11/30 quốc gia có số người mắc lao cao nhất trên thế giới. Cơ chế lây nhiễm của bệnh lao rất nguy hiểm vì vi khuẩn lao có thể lây truyền qua không khí, lại có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Vì vậy, phát hiện sớm, điều trị kịp thời không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn giảm nhanh nguồn lây cho cộng đồng, là biện pháp kiểm soát và ngăn chặn bệnh lao tốt nhất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.