Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hoá
Chiều ngày 10/4, Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2021-2025 đã tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024; và biểu dương điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào thi đua hiến đất chung sức xây dựng nông thôn mới. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh Thanh Hoá; và các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Phó chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương; lãnh đạo các ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, lãnh đạo các địa phương và các điển hình tiên tiến được biểu dương, khen thưởng.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn khẳng định: bước vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2023, bên cạnh những khó khăn chung của cả nước, tỉnh Thanh Hoá có những khó khăn, thách thức riêng; nhất là đa số các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh tập trung ở khu vực miền núi, khu vực có điều kiện kinh tế, xã hội rất khó khăn; các tiêu chí chưa đạt chuẩn chủ yếu thuộc nhóm tiêu chí về kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, cần rất nhiều nguồn lực để đầu tư, nâng cấp, thực hiện. Tuy nhiên, với sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; sự đồng hành, ủng hộ và tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân; việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá trong năm 2023 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường nông thôn tiếp tục được tăng cường; đời sống của Nhân dân không ngừng được cải thiện; các phong trào thi đua yêu nước, phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới và phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, có sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân…
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Do vậy, đây là hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đánh giá những kết quả đạt được; những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; trên cơ sở đó, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trọng điểm, khả thi để tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra. Đây cũng là dịp biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, tiêu biểu trong thực hiện phong trào thi đua hiến đất, đóng góp tiền, của, chung sức xây dựng nông thôn mới thời gian qua để tạo sự lan tỏa và nhân ra diện rộng.
Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2023, Thanh Hoá huy động được gần 5.500 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới; trong đó, nguồn lực huy động từ cộng đồng đạt trên 928 tỷ đồng, chiếm gần 17% tổng vốn. Trong năm, Thanh Hoá có thêm một đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 14 xã và 17 thôn miền núi đạt chuẩn nông thôn mới; 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, bằng 150% kế hoạch; 07 xã và 143 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 172 sản phẩm OCOP được công nhận, đạt 130% kế hoạch. Bình quân toàn tỉnh đạt 16,85 tiêu chí/xã. Đến nay, Thanh Hoá là địa phương có số lượng xã nông thôn mới đứng thứ 2, xã nông thôn mới nâng cao đứng thứ 3 và xã nông thôn mới kiểu mẫu đứng thứ 5 cả nước; số lượng sản phẩm OCOP đứng thứ 5 cả nước.
Đáng chú ý, từ năm 2021 – 2023, người dân trong tỉnh đã hiến gần 150 ha đất để mở rộng đường giao thông nông thôn, xây dựng các thiết chế văn hoá công cộng. Phong trào hiến đất đã phát huy được vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; đem lại lợi ích hài hòa giữa chính quyền, xã hội và người dân. Diện mạo, bộ mặt nông thôn thay đổi cơ bản, nhiều vùng quê trở nên đáng sống. Đặc biệt, Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền về chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền còn chênh lệch khá lớn; đến nay huyện Mường Lát vẫn chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới; một số địa phương sau khi được công nhận thì việc duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí chưa được quan tâm đúng mức, kết quả đạt được còn hạn chế; sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 5 sao còn ít…
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Trọng Hưng, Trưởng Ban Chỉ đạo lệch khá lớn; đến nay huyện Mường Lát vẫn chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới; một số địa phương sau khi được công nhận thì việc duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí chưa được quan tâm đúng mức, kết quả đạt được còn hạn chế; sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 5 sao còn ít …
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Trọng Hưng, Trưởng Ban Chỉ đạo biến tích cực. Nhiều phong trào, mô hình đã được triển khai, nhân rộng và phát huy hiệu quả, đóng góp vào thành công của Chương trình.
Thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thời gian qua; trân trọng cảm ơn tình cảm, trách nhiệm, sự ủng hộ về vật chất của các doanh nghiệp, doanh nhân đã góp phần vào thành công của Chương trình; nhiệt liệt biểu dương các tập thể, hộ gia đình, cá nhân có nhiều thành tích trong hiến đất làm đường, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
Bí thư Tỉnh uỷ Đỗ Trọng Hưng cũng chỉ rõ một số tồn tại, hạn chế, phân tích các nguyên nhân; trên cơ sở đó đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp Nhân dân tiếp tục phát huy những thành tích, kết quả đã đạt được, khắc phục những những khó khăn, hạn chế, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới hiệu quả hơn, thực chất hơn, bền vững hơn. Các cấp, các ngành, các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch năm 2024, đề ra các giải pháp cụ thể, khả thi, xác định rõ lộ trình để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, đúng quy định; tạo chuyển biến tích cực, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đề ra. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực, kết hợp lồng ghép từ các chương trình, dự án, đề án khác có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ lưu ý: nguồn ngân sách đầu tư cho Chương trình là có hạn; vì vậy cần phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tránh dàn trải, lãng phí; tạo động lực dẫn dắt, thu hút đa dạng các nguồn lực cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vững; không được chủ quan, bằng lòng, thỏa mãn với những kết quả đã đạt được, mà phải quyết tâm cao hơn nữa, nỗ lực lớn hơn nữa, hành động quyết liệt hơn nữa, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại, vượt qua khó khăn; đồng thời khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương để tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới, gắn với xây dựng "Nông nghiệp sinh thái - Nông thôn hiện đại - Nông dân thông minh"; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn, miền núi để tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh cũng đề nghị: cần phát huy hiện đại - Nông dân thông minh"; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn, miền núi để tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh cũng đề nghị: cần phát huy nông thôn mới; đề cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới, bảo đảm chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đem lại sự chuyển biến tích cực, rõ nét hơn tới từng thôn, bản, hộ gia đình và cuộc sống của mỗi người dân nông thôn.
Tại hội nghị, 17 tập thể, 91 hộ gia đình và 38 cá nhân đã được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, vì có nhiều thành tích trong phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021-2023.
Hà Trung tổng kết đợt thi đua cao điểm 45 ngày đêm giải phóng mặt bằng
Sáng 21/11, huyện Hà Trung đã tổ chức hội nghị tổng kết tháng cao điểm về vệ sinh môi trường và đợt thi đua cao điểm 45 ngày đêm thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện năm 2024.
Bế giảng lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Xương
Huyện ủy Quảng Xương phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng cán bộ dự nguồn Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Xương, nhiệm kỳ 2025-2030.
Thành phố Thanh Hoá triển khai Nghị quyết về xây dựng “phường, xã không ma tuý”
Chiều ngày 21/11, Thành uỷ thành phố Thanh Hoá tổ chức hội nghị triển khai, quán triệt Nghị quyết của Ban Thường vụ thành uỷ và Kế hoạch hành động của UBND thành phố về xây dựng “phường, xã không ma tuý” trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2024 – 2025. Đồng chí Lê Anh Xuân, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hoá dự và phát biểu chỉ đạo.
Quốc hội thảo luận về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng ngày 21/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Phiên họp thường kỳ Ủy ban Nhân dân tỉnh tháng 11
Chiều ngày 21/11, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ nghe dự thảo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Tham dự phiên họp có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các Ủy viên UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các ngành, đoàn thể cấp tỉnh.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV - năm 2024
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B của tỉnh, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024 đã chính thức diễn ra. Dự Đại hội có các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; các đồng chí Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố, cùng 246 đại biểu đại diện cho hơn 700 nghìn đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh.
Vĩnh Lộc: Tập huấn công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
Để chuẩn bị tốt công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025 – 2030, sáng ngày 21/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức lớp tập huấn và hướng dẫn về công tác nhân sự Đại hội Đảng các cấp.
Hoằng Hoá xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy”
Sáng ngày 21/11, UBND huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai xây dựng “Xã, thị trấn, huyện không ma túy” giai đoạn 2024 – 2025.
Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có bài phát biểu tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này.
Giao lưu "Những đóa hoa miền sơn cước"
Trước thềm Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024, tối ngày 20/11, Đài PT&TH Thanh Hóa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp gặp gỡ, giao lưu điển hình tiến tiến các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh với chủ đề "Những đóa hoa miền sơn cước". Tới dự có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, MTTQ và đoàn thể cấp tỉnh; các đại biểu dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV, cùng đại diện lực lượng vũ trang, đoàn viên thanh niên, học sinh sinh viên trên địa bàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.