Tiếp tục duy trì và phát triển bền vững cây cao su
(Truyenhinhthanhhoa.vn)-Cây cao su được xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn ở tỉnh Thanh Hóa. Hơn một thập kỉ qua, Thanh Hóa đã đưa diện tích trồng cây cao su tăng nhanh. Cây cao su cũng đã giúp nông dân nhiều địa phương làm giầu. Tuy nhiên, thời gian gần đây giá mủ cao su liên tiếp xuống thấp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nông dân.
Vào thời điểm những năm 2011- 2012 cây cao su được ví như vàng trắng, giá mủ cao su cao đã đem lại đời sống sung túc cho người nông dân trồng cao su. Giá một kg mủ cao su khô vào thời điểm này có thể lên tới 80 nghìn đồng, mỗi ha cao su cho thu hoạch hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, trong vòng hơn một năm nay giá mủ cao su giảm sút quá nhanh ít nhiều đã làm cho đời sống người trồng cao su ở Thạch Thành trở nên khó khăn hơn. Năm 2013 giá một kg mủ cao su khô còn ở mức 33 đến 35 nghìn đồng nhưng nay giảm xuống chỉ còn 23 nghìn đồng.
Giá mủ cao su xuống thấp kỉ lục đã làm cho nhiều nông hộ trồng cao su ở đây lo lắng. Mặc dù với mức giá này thì trồng cao su vẫn không lỗ, nhưng sản xuất mà không đem lại thu nhập đã ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lí của người lao động. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào tìm cho được đầu ra thích hợp cho sản phẩm mủ cao su. Đây là một câu hỏi khó nhưng không thể không làm được. Trước mắt để động viên nhân dân yên tâm tiếp tục trồng chăm sóc cây cao su, huyện Thạch Thành đã liên tục cung cấp thông tin, tuyên truyền động viên nhân dân trồng cao su vượt qua khó khăn tạm thời hiện nay. Với sự chỉ đạo và chia sẻ kịp thời của các cấp chính quyền mà diện tích cây cao su trên địa phương vẫn được duy trì, anh Nguyễn Văn Trung, nông dân trồng cao su, xã Thành Vân, Thạch Thành cũng cho biết: những năm trước cây cao su cho giá trị cao, người nông dân rất phấn khởi. Năm nay mặc dù giá xuống rất thấp nhưng những hộ trồng cao su vẫn tin tưởng duy trì không chặt phá vườn.
Theo báo cáo của UBND huyện Thạch Thành, hiện nay trên địa bàn huyện có 20 xã và 3 nông trường trồng cây cao su với tổng diện tích đã lên đến gần 3.700 ha. Trong số đó khối các nông hộ trồng được gần 2.300 ha số còn lại trên 1400 ha là của ba nông trường gồm: Vân Du; Thạch Quảng và nông trường Thạch Thành. Nông trường Vân Du hiện nay đã trồng được 900 ha cây cao su, trong số đó có gần 800 ha đang cho khai thác với tổng sản lượng mủ thu hoạch mỗi năm là trên 500 tấn mủ khô để xuất khẩu.
Vào thời điểm giá mủ cao su xuống thấp như hiện nay việc khai thác mủ ở các vườn rừng cao su thuộc địa phận nông trường Vân Du quản lí đã ít hơn. Nhưng để đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống cho người trồng cao su, Nông trường Vân Du đã có chính sách tổ chức thu mua sản phẩm linh hoạt với giá thu mua đúng theo quy định của Công ty cao su Thanh Hóa và Tập đoàn cao su Việt Nam. Bên cạnh động viên người trồng cao su tiếp tục chăm sóc diện tích cao su hiện có đúng quy trình, thời vụ, nông trường vẫn triển khai trồng mới thêm cây cao su theo kế hoạch.
Cách làm của nông trường Vân Du đã làm cho người nông dân trồng cao su thực sư yên tâm, kiên trì sản xuất, duy trì và phát triển vườn rừng trồng cao su. Bà Nguyễn Thị Thu làm ở đội 8, Nông trường Vân Du cho biết: Năm nay giá cao sủ giảm nên đời sống người dân có gặp khó khăn hơn, tuy nhiên mọi người vẫn tin tưởng vào nông trường, công ty cao su Thanh Hóa và nhà nước sẽ tìm được lối ra cho sản phẩm, để cây cao su tiếp tục là cây trồng mang lại thu nhập kinh tế cao cho người nông dân.
Cao su là một trong những cây trồng chiến lược, chiếm tỷ trọng giá trị khá của huyện Thạch Thành, đem lại nguồn thu ngân sách hằng năm khá cao. Tuy nhiên, thực trạng giá cao su tụt dốc liên tục trong thời gian qua không chỉ tác động trực tiếp đến chương trình phát triển cây cao su của huyện mà còn ảnh hưởng bất lợi đến cuộc sống, tâm lý người trồng cao su. Muốn tháo gỡ được khó khăn này phải cần đến các chính sách vĩ mô của Nhà nước và Tập đoàn cao su Việt Nam. Có lẽ trước mắt vẫn là tìm kiếm nhiều thị trường tiêu thụ ở các nước trên thế giới và trong tương lai xa cần có các nhà máy chế biến sản phẩm cao su ngay trong nước. Ông Trịnh Văn Đồng, Đội trưởng đội 8, Nông trường Vân Du, huyện Thạch Thành cho biết việc trồng cao su không phải đơn giản, một vườn cây cao su trồng mới phải sau 7 đến 8 năm mới cho khai thác cho nên các cấp chính quyền phải có chiến lược lâu dài trong phát triển cây cao su, không để xảy ra hiện tượng trồng rồi lại chặt bỏ.
Ông Quách Công Phú, Phó giám đốc Nông trường Vân Du, huyện Thạch Thành khẳng định việc giá mủ cao su giảm chỉ là tạm thời, về lâu dài thì cây cao su vẫn là cây mang lại giá trị kinh tế cao, vì vậy diện tích cây cao su cần phải ổn định và được mở rộng hơn. Hiện nay không chỉ riêng Nông trường Vân Du mà công ty cao su Thanh Hóa và tập đoàn cao su Việt
Trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Thanh Hóa, cây cao su vẫn luôn được xác định là một trong những cây trồng mũi nhọn. Việc phát triển nhanh chóng diện tích trồng cây cao su không chỉ tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho hàng vạn lao động nông nghiệp ở các vùng trung du miền núi mà còn giúp phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái và có tác dụng phòng hộ. Trong lúc cây cao su đang gặp khó khăn như hiện nay thì kiên trì ổn định sản xuất và năng động tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm từ cây cao su là hết sức quan trọng. Có lẽ, nếu tình hình giá cao su xuống thấp kéo dài thì Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ nhất định để người nông dân yên tâm sản xuất, giữ vững những diện tích cao su đã trồng.
< Bình Khánh >
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hộ kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử
Nghị định 70/2025 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với tất cả hộ và cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với cuộc chiến thương mại
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ mới đây, các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai các biện pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động, các doanh nghiệp FDI đã quyết định đầu tư tại Việt Nam hiện vẫn kiên định với kế hoạch đầu tư của mình.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Với sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, những năm qua, Thanh Hóa đã xây dựng được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng nông sản hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Dự án đường bộ ven biển, đường 512 nối cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1A; dự án đường W5 thuộc dự án đô thị động lực Nghi Sơn là ba trong số các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai tại Thanh Hóa. Hiện nhà thầu đang tập trung phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ các dự án này.

Tập trung cấp nước phục vụ sản xuất
Do thời tiết nắng nóng, xâm nhập mặn diễn ra tại nhiều địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho hơn 112.000 ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.

4 tháng đầu năm, Thanh Hoá thu ngân sách ước đạt 16.307 tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2025 tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hoá ước đạt 16.307 tỷ đồng, bằng 35,8% dự toán.

Tỉnh Thanh Hóa thu 8.390 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Lũy kế 4 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hoá đã đón hơn 5,2 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu ước đạt 8.390 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 4/2025 đạt hơn 17.000 tỷ đồng
Tháng 4/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.198 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây dong riềng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 230 ha cây dong riềng. Đây là cây trồng được đánh giá thích hợp với thổ nhưỡng ở một số huyện miền núi do chịu hạn tốt, phù hợp với đất đồi dốc và cho năng xuất, hiệu quả kinh tế cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.